Thêm dấu hiệu giảm tốc của kinh tế Trung Quốc
TCCSĐT - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết tăng trưởng công nghiệp hằng năm của nước này trong tháng 11 vừa qua đạt 7,2%, thấp hơn so với mức 7,7% và 8% của hai tháng trước đó.
Kinh tế Trung Quốc có thêm dấu hiệu "bị hụt hơi" trong tháng 11, với sản lượng công nghiệp tăng thấp hơn dự kiến và mức tăng về đầu tư gần với mức thấp nhất trong 13 năm, gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn.
Sự giảm sút này một phần là do việc đóng cửa các nhà máy để giảm ô nhiễm trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, bên cạnh đó các đơn hàng xuất khẩu tăng chậm trong khi thị trường nhà đất hạ nhiệt, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xi măng, sắt thép.
Trong khi đó, đầu tư vào tài sản cố định - một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế - trong 11 tháng qua tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đúng như nhận định của thị trường, nhưng chậm hơn mức tăng 15,9% trong 10 tháng năm 2014 và ở quanh mức thấp nhất trong 13 năm. Đầu tư vào bất động sản cũng tăng chậm hơn, ở các mức tương ứng 11,9% và 12,4%.
Tiêu dùng là điểm sáng duy nhất của nền kinh tế, với doanh số bán lẻ tăng 11,7% trong tháng 11, nhanh hơn mức tăng 11,5% trong tháng 10 (mức tăng chậm nhất kể từ đầu năm 2006).
Những số liệu trên củng cố nhận định cho rằng nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ còn thấp hơn cả mức tăng 7,3% trong quý 3, là con số thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các số liệu được công bố trong tuần này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 11 cũng giảm mạnh, tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng ở mức thấp nhất trong 5 năm, dẫn tới nhận định Chính phủ Trung Quốc có thể hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn nguy cơ giảm phát.
Tại Hội nghị Kinh tế trung ương ngày 11-12 vừa qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nền kinh tế nước này vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và áp lực giảm tốc.
Sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2014 chiếm tỷ lệ 44,2% GDP của Trung Quốc và là một trong những chỉ số quan trọng nhất dùng để đánh giá sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Hội nghị Công tác Kinh tế trung ương vừa kết thúc tại Bắc Kinh đã đề ra năm nhiệm vụ chủ yếu trong công tác kinh tế năm 2015 gồm nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định; tích cực phát hiện, bồi dưỡng điểm tăng trưởng mới; đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển nông nghiệp; ưu việt hóa cơ cấu không gian phát triển kinh tế và tăng cường công tác bảo đảm và cải thiện dân sinh.
Hội nghị nhấn mạnh năm 2015 phải duy trì được tính ổn định và liên tục của chính sách vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, lành mạnh và chính sách tài chính tích cực./
Kết thúc đàm phán thương mại tự do Việt Nam - Liên minh hải quan  (14/12/2014)
Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn chánh án ASEAN lần thứ 4  (14/12/2014)
Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị  (14/12/2014)
Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị  (14/12/2014)
Quân ủy Trung ương gặp mặt truyền thống tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp  (14/12/2014)
Quân ủy Trung ương gặp mặt truyền thống tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp  (14/12/2014)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay