Khai mạc Hội thảo lý luận lần thứ hai giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Cuba
20:50, ngày 11-11-2014
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, Hội thảo lý luận lần thứ hai giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba với chủ đề "Vai trò của Đảng trong cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội tại Cuba và quá trình đổi mới ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", chính thức khai mạc ngày 10-11, tại thủ đô La Habana.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Salvador Valdes Mesa, làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương làm trưởng đoàn, cùng đại diện một số cơ quan trung ương, các học giả, các nhà nghiên cứu và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam đã tham dự hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Valdes Mesa nêu bật tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, thể hiện sự tin cậy sâu sắc và gắn bó lẫn nhau giữa hai bên, đồng thời cũng là cơ hội để hai Đảng chia sẻ quan điểm, cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở hai nước.
Phó Chủ tịch Cuba khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài với nhiệm vụ rõ ràng và được thường xuyên hoàn thiện và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản là lãnh đạo sự nghiệp cao cả này dựa trên mối quan hệ chặt chẽ và tôn trọng quyền lợi của nhân dân, qua đó biến những thách thức thành cơ hội. Một nền kinh tế năng động và hiệu quả trong một môi trường ổn định về chính trị và xã hội thì chắc chắn sẽ tạo nên xu thế không thể đảo ngược của cách mạng và hạnh phúc của nhân dân.
Đồng chí Valdes Mesa cho biết Đại hội lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Cuba tháng 4-2011 đã đặt mục tiêu trọng tâm là hoàn thiện công cuộc xây dựng nền kinh tế; trong đó nổi bật nhất là việc thông qua các Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Cách mạng, tạo nền tảng cho lộ trình cập nhật mô hình phát triển kinh tế và xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cùng với đó, Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba diễn ra vào tháng 1-2012 cũng đã tập trung để đánh giá một cách khách quan, trên tinh thần phê bình thẳng thắn về công tác Đảng, cũng như thông qua những mục tiêu hành động của Đảng với tinh thần đổi mới, sẵn sàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với thời kỳ mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở đó, Đảng Cộng sản Cuba, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng của người anh hùng Jose Marti, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết trong quá trình hoạt động cách mạng của các nhà lãnh đạo lịch sử Fidel Castro và Raul Castro, đã lãnh đạo đất nước từng bước thực hiện lộ trình cập nhật mô hình kinh tế và xã hội với hướng đi được xác định là nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội tại Cuba, một chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững.
Đồng chí cũng khẳng định sở hữu xã hội đối với các phương tiện sản xuất cơ bản; thừa nhận vai trò của hình thức quản lý khác người quốc doanh; tái khẳng định kế hoạch hóa là công cụ không thể tách rời trong quản lý kinh tế nhưng không phủ nhận sự tồn tại của thị trường.
Phó Chủ tịch Valdes Mesa nhấn mạnh, hiện nay Cuba đang bước vào giai đoạn cao hơn của quá trình triển khai thực hiện các đường lối chính sách kinh tế xã hội với nhiều quyết sách phức tạp và lớn lao hơn, song tất cả các bước đi đều được thực hiện một cách chắc chắn, không vội vã để bảo đảm tính kỷ luật, tránh những khoảng trống có thể dẫn tới những sai lầm làm chệch hướng mục tiêu đã đề ra.
Hội đồng Bộ trưởng Cuba cũng đã thông qua Chương trình phát triển kinh tế và xã hội dài hạn với tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 với mục tiêu phát triển và huy động các nguồn lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, đồng chí Trần Quốc Vượng đã thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày báo cáo đề dẫn với chủ đề "Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới", trong đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, bám sát thực tiễn, vừa làm vừa tổng kết, phấn đấu gian khổ của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Đồng chí Trần Quốc Vượng cho biết, Đại hội lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 12-1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạo ra bước đột phá lớn, toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng đã điểm lại chặng đường gần 30 năm thực hiện đổi mới của Việt Nam với vô vàn thách thức, khó khăn, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách để chống phá cách mạng, song đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Đồng chí nhấn mạnh, ba mươi năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng những thành tựu đó đã tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế của thời đại.
Đồng chí Trần Quốc Vượng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, với những gì đã làm được trong hơn 80 năm hình thành và phát triển, những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới, được nhân dân tin cậy và ủng hộ, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ từng bước vươn lên hoàn thiện mình, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới và sự mong đợi của nhân dân.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, hai đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và Cuba sẽ trình bày tham luận và trao đổi ý kiến về một loạt các chủ đề quan trọng có tính lý luận và thực tiễn cao liên quan tới lộ trình cập nhật mô hình kinh tế của Cuba và công cuộc đổi mới của Việt Nam./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Valdes Mesa nêu bật tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, thể hiện sự tin cậy sâu sắc và gắn bó lẫn nhau giữa hai bên, đồng thời cũng là cơ hội để hai Đảng chia sẻ quan điểm, cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở hai nước.
Phó Chủ tịch Cuba khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài với nhiệm vụ rõ ràng và được thường xuyên hoàn thiện và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản là lãnh đạo sự nghiệp cao cả này dựa trên mối quan hệ chặt chẽ và tôn trọng quyền lợi của nhân dân, qua đó biến những thách thức thành cơ hội. Một nền kinh tế năng động và hiệu quả trong một môi trường ổn định về chính trị và xã hội thì chắc chắn sẽ tạo nên xu thế không thể đảo ngược của cách mạng và hạnh phúc của nhân dân.
Đồng chí Valdes Mesa cho biết Đại hội lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Cuba tháng 4-2011 đã đặt mục tiêu trọng tâm là hoàn thiện công cuộc xây dựng nền kinh tế; trong đó nổi bật nhất là việc thông qua các Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Cách mạng, tạo nền tảng cho lộ trình cập nhật mô hình phát triển kinh tế và xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cùng với đó, Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba diễn ra vào tháng 1-2012 cũng đã tập trung để đánh giá một cách khách quan, trên tinh thần phê bình thẳng thắn về công tác Đảng, cũng như thông qua những mục tiêu hành động của Đảng với tinh thần đổi mới, sẵn sàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với thời kỳ mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở đó, Đảng Cộng sản Cuba, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng của người anh hùng Jose Marti, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết trong quá trình hoạt động cách mạng của các nhà lãnh đạo lịch sử Fidel Castro và Raul Castro, đã lãnh đạo đất nước từng bước thực hiện lộ trình cập nhật mô hình kinh tế và xã hội với hướng đi được xác định là nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội tại Cuba, một chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững.
Đồng chí cũng khẳng định sở hữu xã hội đối với các phương tiện sản xuất cơ bản; thừa nhận vai trò của hình thức quản lý khác người quốc doanh; tái khẳng định kế hoạch hóa là công cụ không thể tách rời trong quản lý kinh tế nhưng không phủ nhận sự tồn tại của thị trường.
Phó Chủ tịch Valdes Mesa nhấn mạnh, hiện nay Cuba đang bước vào giai đoạn cao hơn của quá trình triển khai thực hiện các đường lối chính sách kinh tế xã hội với nhiều quyết sách phức tạp và lớn lao hơn, song tất cả các bước đi đều được thực hiện một cách chắc chắn, không vội vã để bảo đảm tính kỷ luật, tránh những khoảng trống có thể dẫn tới những sai lầm làm chệch hướng mục tiêu đã đề ra.
Hội đồng Bộ trưởng Cuba cũng đã thông qua Chương trình phát triển kinh tế và xã hội dài hạn với tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 với mục tiêu phát triển và huy động các nguồn lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, đồng chí Trần Quốc Vượng đã thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày báo cáo đề dẫn với chủ đề "Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới", trong đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, bám sát thực tiễn, vừa làm vừa tổng kết, phấn đấu gian khổ của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Đồng chí Trần Quốc Vượng cho biết, Đại hội lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 12-1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạo ra bước đột phá lớn, toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng đã điểm lại chặng đường gần 30 năm thực hiện đổi mới của Việt Nam với vô vàn thách thức, khó khăn, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách để chống phá cách mạng, song đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Đồng chí nhấn mạnh, ba mươi năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng những thành tựu đó đã tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế của thời đại.
Đồng chí Trần Quốc Vượng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, với những gì đã làm được trong hơn 80 năm hình thành và phát triển, những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới, được nhân dân tin cậy và ủng hộ, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ từng bước vươn lên hoàn thiện mình, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới và sự mong đợi của nhân dân.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, hai đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và Cuba sẽ trình bày tham luận và trao đổi ý kiến về một loạt các chủ đề quan trọng có tính lý luận và thực tiễn cao liên quan tới lộ trình cập nhật mô hình kinh tế của Cuba và công cuộc đổi mới của Việt Nam./.
Hội nghị cấp cao APEC nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực  (11/11/2014)
Thủ tướng làm việc với Quảng Trị để gỡ khó khăn cho khu kinh tế Lao Bảo  (10/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên