Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03-11 đến ngày 09-11-2014)
Bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ và khả năng điều chỉnh chính sách đối ngoại
Ngày 04-11-2014, kết quả sơ bộ cuộc bỏ phiếu Quốc hội giữa nhiệm kỳ Mỹ cho thấy Đảng Cộng hòa đã giành được phần lớn số ghế ở Thượng viện lần đầu tiên kể từ năm 2006. Các nhà phân tích nhận định, việc Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội bắt đầu từ năm 2015 có thể sẽ khiến Nhà Trắng có một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại nhưng sẽ không tạo ra chuyển hướng đột ngột.
Chương trình hạt nhân của I-ran được dự đoán sẽ là vấn đề gây tranh cãi hàng đầu tại quốc hội mới. Trước đó, cùng với sự ủng hộ của Thượng viện do phe Dân chủ kiểm soát, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã ngăn cản thành công các dự luật gia tăng trừng phạt nhằm vào I-ran do các nghị sĩ Cộng hòa đề xuất. Chuyên gia Mác Đu-bâu-uýt (Mark Dubowitz) cho rằng trong thời gian tới các nghị sĩ Cộng hòa có thể sẽ xúc tiến dự luật nhằm tăng sức ép với I-ran nếu như đàm phán giữa quốc gia Hồi giáo này với nhóm P5+1 không đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nhà phân tích Go-đơn A-đam (Gordon Adam) dự đoán Tổng thống B. Ô-ba-ma có thể sẽ dùng quyền phủ quyết dự luật trên. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ không buộc được chính quyền của ông B. Ô-ba-ma điều chỉnh chính sách đối ngoại theo chiều hướng “hiếu chiến” hơn.
Đối với vấn đề Xy-ri và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), các nghị sĩ Cộng hòa có thể sử dụng Thượng viện để làm diễn đàn chỉ trích chính sách của chính quyền B. Ô-ba-ma.
Liên quan đến IS, Nhà Trắng đang hối thúc Quốc hội sớm trao Quyền sử dụng quân lực (AUMF) cho Tổng thống nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng không kích chống IS tại Xy-ri. Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Giôn Bâu-nơ (John Boehner) cho biết, tranh luận về việc sử dụng lực lượng quân sự chống IS sẽ không diễn ra trước tháng 01-2015, thời điểm Quốc hội mới do phe Cộng hòa kiểm soát bắt đầu hoạt động.
Tuần Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22
Ngày 06-11-2014, Hội nghị quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã bế mạc và đạt được đồng thuận ở 4 lĩnh vực. Đây là hội nghị mở đầu cho Tuần Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 05-11 đến ngày 11-11. Ông Trương Thiếu Cương, Vụ trưởng Vụ Quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Hội nghị đã điểm lại thành tựu của APEC trong năm qua, đưa ra kiến nghị phát triển trong tương lai. Hội nghị đã đạt được đồng thuận ở 4 lĩnh vực: Thúc đẩy xây dựng Khu thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); xúc tiến hợp tác chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương; nghiên cứu cách thức hỗ trợ khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai các cơ chế thương mại đa biên như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...
Chiều 07-11 đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 26 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ Đối tác châu Á - Thái Bình Dương”, đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn APEC và 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bô-gô. Các bộ trưởng khẳng định trong 25 năm qua, APEC đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện vai trò là một diễn đàn hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu ở khu vực và thế giới, quy tụ hầu hết các nền kinh tế năng động của khu vực. Diễn đàn đã phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng hợp tác to lớn, số lượng thành viên tăng từ 13 lên 21, đại diện 40% dân số, đóng góp 55% GDP và 44% thương mại toàn cầu. Các bộ trưởng nhất trí trong tình hình mới cần tiếp tục tăng cường hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, thúc đẩy hợp tác trên tinh thần tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
WEF công bố danh sách 10 vấn đề “nóng” của năm 2015
Ngày 07-11, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố danh sách 10 vấn đề dự báo trở thành đề tài “nóng” đối với lãnh đạo các nước trong năm 2015.
Đứng đầu danh sách là vấn đề gia tăng chênh lệch thu nhập, tăng một thứ hạng so với bản báo cáo được WEF công bố năm trước. Báo cáo phân tích việc thờ ơ với tình trạng chênh lệch thu nhập trong xã hội có thể dẫn tới những mối nguy hiểm dễ nhận thấy. Những người không thuộc bộ phận có thu nhập cao, đặc biệt là giới trẻ thường cảm thấy bị gạt ra bên lề xã hội và họ sẽ trở thành lực lượng chính trong các cuộc xung đột. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và một xã hội hòa bình.
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các vấn đề “nóng” toàn cầu là tình trạng thiếu việc làm, cũng tăng lên một bậc so với báo cáo trước đó. Mặc dù kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng, nhưng số người có việc làm vẫn giữ nguyên, thậm chí còn giảm đi. Việc chậm trả lương đã kìm hãm triển vọng phát triển và tạo việc làm, từ đó góp phần làm gia tăng chênh lệch thu nhập.
Đứng ở vị trí thứ ba là thiếu vai trò lãnh đạo, thay vì hợp tác để cùng đối phó với những thách thức kinh tế và xã hội thì các quốc gia và các nhà lãnh đạo lại đang hướng về chủ nghĩa biệt lập.
Hai vấn đề thời sự khác mới xuất hiện trong bản báo cáo năm nay là sự gia tăng các cuộc cạnh tranh về địa chính trị, điển hình là Nga và phương Tây, xếp thứ tư và chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, đứng thứ tám. Ở các vị trí tiếp theo là ô nhiễm môi trường, thời tiết khắc nghiệt, nguy cơ thiếu nước sạch và tầm quan trọng của sức khỏe đối với phát triển kinh tế, trong đó điển hình là dịch Ebola đang hoành hành và gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế các quốc gia Tây Phi. Ngoài ra bản báo cáo cũng chỉ ra những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao./.
Hội nghị cấp cao APEC nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực  (11/11/2014)
Thủ tướng làm việc với Quảng Trị để gỡ khó khăn cho khu kinh tế Lao Bảo  (10/11/2014)
Quốc hội thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  (10/11/2014)
Chủ tịch nước dự tiệc chiêu đãi chào mừng các lãnh đạo APEC  (10/11/2014)
Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng  (10/11/2014)
Chủ tịch nước khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong đàm phán TPP  (10/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên