Thầy cô phải khơi dậy ngọn lửa tình yêu công lý trong sinh viên
Sáng 09-11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những thành tích to lớn của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường đạt được trong suốt 35 năm qua đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học pháp lý của đất nước.
Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; có một số trường, ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.
Trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật, Nghị quyết 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp được coi là giải pháp trọng tâm.
Đất nước đang rất cần cán bộ pháp luật giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất, tư tưởng, bản lĩnh chính trị. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật. Với những chủ trương, định hướng quan trọng như vậy, mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường cần nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong thời kỳ mới.
Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật, Phó Thủ tướng đề nghị Trường phấn đấu tạo được sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, tập trung phát triển một số ngành đào tạo mũi nhọn, ngang tầm với khu vực, từng bước tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ pháp luật giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia theo luật pháp quốc tế.
Trường tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo; kết hợp đào tạo trên giảng đường với thực tiễn cuộc sống; việc đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu xã hội. Trường cần quan tâm hơn nữa hoạt động đào tạo cán bộ pháp luật cho Lào và Campuchia, trong đó cần chú trọng đến chất lượng đào tạo.
Phó Thủ tướng nêu rõ, Trường Đại học Luật Hà Nội cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học; tập trung nghiên cứu sâu về các vấn đề pháp lý mang tính thời sự, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như tổ chức thi hành Hiến pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Trường quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, phương pháp sư phạm đổi mới. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một người khơi dậy ngọn lửa của tình yêu công lý, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu người, yêu nghề trong tâm hồn các em sinh viên. Không chỉ làm tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến giáo dục pháp luật, Trường phải làm tốt cả công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, sinh viên.
Lưu ý Trường cần thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách; chú trọng các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, Phó Thủ tướng cho rằng, Đại học Luật Hà Nội phải thực sự trở thành một kênh quan trọng để phổ biến pháp luật sâu rộng ra ngoài xã hội. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên cũng phải tự giác chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, làm gương cho mọi người về ý thức chấp hành pháp luật, thể hiện rõ tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để xây dựng Trường thực sự trở thành một trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, trong đó giải pháp hàng đầu là xây dựng đội ngũ giảng viên; có cơ chế thu hút giảng viên tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và các hoạt động thực tiễn khác để làm phong phú bài giảng; giúp sinh viên được tiếp cận sớm với hoạt động nghề nghiệp tương lai.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trang trọng gắn tấm Huân chương Độc lập hạng Nhì lên Lá cờ truyền thống của Trường.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã cắt băng khánh thành và thăm Phòng truyền thống của Trường, trồng cây lưu niệm tại sân trường. Trường Đại học Luật Hà Nội (tiền thân là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10-11-1979 của Hội đồng Chính phủ, là trường đại học luật đầu tiên ở Việt Nam được thành lập sau ngày thành lập nước. Hiện Trường thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ luật; nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý và tư vấn pháp luật.
Trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung, phát triển hoạt động đào tạo luật ở Việt Nam nói riêng. Từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã khai sinh ra hai cơ sở đào tạo lớn của đất nước là Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (được xây dựng từ Phân hiệu của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh) và Học viện Tư pháp (được xây dựng từ Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Trường Đại học Luật Hà Nội).
Trường luôn là cơ sở đi đầu trong việc phát triển các chương trình đào tạo, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước tiếp cận với xu hướng chung của khu vực và thế giới.
Trong suốt 35 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo được hơn 80.000 cán bộ pháp luật ở các trình độ, các hệ đào tạo, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật cho đất nước./.
Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông  (09/11/2014)
Tăng cường vận động tín đồ Công giáo bảo đảm an toàn giao thông  (09/11/2014)
Tổng Bí thư dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở Thái Nguyên  (09/11/2014)
Doanh nghiệp Italy ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam  (09/11/2014)
ASEAN thúc đẩy trao thêm quyền cho các doanh nhân nữ  (09/11/2014)
Chuyên gia kinh tế Mỹ: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng  (09/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên