Nước Nga Xô-viết từ thuở ấy đến hôm nay
1. Từ nước Nga Xô-viết của Lê-nin đến Liên Xô – Thành trì của hệ thống XHCN thế giới
Trong lịch sử phát triển thế giới, nước Nga luôn là một cường quốc có vị thế và ảnh hưởng nhiều mặt trên trường quốc tế, nhất là từ sau thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vào ngày 7-11-1917 của giai cấp vô sản Nga do V.I. Lê-nin lãnh đạo, và tiếp theo đó là sự ra đời Nhà nước Liên bang Cộng hoà XHCN Xô-viết (Liên Xô) mà Cộng hoà XHCN Liên bang Nga làm trụ cột đã từng hy sinh hơn hai chục triệu người con ưu tú để cứu nhân loại khỏi họa diệt chủng của chủ nghĩa phát-xít trong Thế chiến thứ hai.
Từ những tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăng-ghen sáng lập đã được Lê-nin tiếp tục kế thừa, phát triển thành con đường XHCN ở nước Nga Xô-viết của V.I.Lê-nin. Trong suốt nhiều chục năm trước thập niên 90 của thế kỷ XX, không chỉ Liên Xô mà nhiều nước khác của hệ thống XHCN thế giới, trong đó có Việt Nam đã đi theo con đường đó của Lê-nin vĩ đại và vì thế đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tích cực mà trong các chế độ chính trị - xã hội trước đó nhiều thế kỷ đã không thể có được, nhất là tính nhân văn trong các mối quan hệ giữa người với người.
Riêng với Liên Xô – thành trì của hệ thống XHCN thế giới, nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật... chỉ trong khoảng 4-5 thập niên sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã vươn đến trình độ phát triển hàng đầu thế giới. Đặc biệt, một số lĩnh vực khoa học công nghệ cao như khoa học vũ trụ, khoa học quân sự... đã đạt tới trình độ hiện đại vượt cả Mỹ, Nhật Bản và nhiều cường quốc tư bản phương Tây khác đã có bề dày CNH, HĐH trước Liên Xô tới 2-3 thế kỷ trước đó...
2. Nước Nga khủng hoảng - hậu Liên Xô cũ đến nước Nga trước thời Tổng thống V. Pu-tin
Thế nhưng, lịch sử thế giới đương đại của những người cộng sản và nhân dân lao động đã đi theo con đường cách mạng XHCN của chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng đã chứng kiến một sự thật “cay đắng” do nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau đã dẫn đến sự tan rã của Liên Xô cũ (1991), tiếp đó là nhiều nước XHCN khác ở Đông Âu. Cộng hoà XHCN Liên bang Nga trong bối cảnh chung khi đó đã tự tách ra khỏi Liên Xô để trở thành Liên bang Nga như ngày nay. Có điều, suốt nhiều năm kể từ thời điểm đó, nước Nga đã trải qua một số “triều đại” chính trị khác nhau nhưng có hai “triều đại” của M.X.Gooc-ba-chốp và tiếp đó là của B.En-xin đã để lại những “dấu ấn lịch sử” không thể quên. Đó là sự “đoạn tuyệt” với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, với con đường cách mạng XHCN do các vị tiền bối đã sáng lập, “phủ định sạch trơn” vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản, thậm chí đưa Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Điều đáng nói, tất cả những “đảo ngược” đó của M.X.Gooc-ba-chốp và B.En-xin không đưa lại một kết cục tốt đẹp như người ta tưởng, không làm cho nước Nga hùng cường hơn. Trái lại, nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện: kinh tế suy thoái, nghèo đói và nợ nước ngoài chồng chất; chính trị càng bất ổn, an sinh xã hội càng rối ren, khủng bố nảy sinh vì mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đảng phái; chủ nghĩa ly khai phát triển; nhà nước nợ lương của cán bộ, và cả người nghỉ hưu, một bộ phận không người dân rơi vào cảnh nghèo khó, thậm chí thiếu cả bánh mì - thứ mà trước đây rẻ như cho không.
Thêm vào đó, sự sụp đổ của Liên-xô đã tạo cơ hội thuận lợi để các thế lực thù địch, phản động, chống cộng phủ định sạch trơn hệ tư tưởng chính trị XHCN tiến bộ của nhân loại, áp đặt chính sách đơn cực, bá quyền nước lớn trên toàn thế giới. Và những điều không mấy tốt đẹp đã xảy ra khi trật tự thế giới theo mô hình một cực.
Tuy nhiên, rất may mắn là nước Nga đã không thể cam chịu mãi cảnh bĩ cực đó. Ông V.Pu-tin trong gần hai nhiệm kỳ tổng thống của mình đã chèo lái đưa “con thuyền” nước Nga vượt qua ghềnh thác, từng bước hồi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, dân lấy lại vị thế cường quốc từng bị đánh mất.
Nước Nga đã tìm kiếm phương thức cải cách nền chính trị - xã hội phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển mới của mình trong bối cảnh mới của thế giới là cạnh tranh gay gắt song hành với hợp tác, hội nhập để phát triển. Nga đã bước đầu thành công trong việc thiết lập hệ thống kinh tế thị trường ổn định và phù hợp; tái lập trật tự kinh tế trong nước, xử lý các hành vi tham nhũng, chấn chỉnh các tập đoàn và cá nhân đã từng thao túng nền kinh tế; đồng thời tăng cường sức sống cho khu vực kinh tế nhà nước.
Những nỗ lực cải cách đó đã tạo ra động lực liên tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2000 đến nay. Năm 1999, GDP của Nga mới chỉ là 220 tỉ USD, nhưng trong những năm 1999-2005 GDP đã tăng bình quân là 6,2% /năm, do vậy, đến năm 2005, GDP của Nga đã tăng vọt đến 800 tỉ USD. Năm 2007 vừa qua, tăng trưởng GDP của Nga đạt 8,1%. Đời sống của nhân dân đã được cải thiện, phúc lợi xã hội được mở rộng…
Không chỉ thế, nhiều lĩnh vực khác của khoa học, đặc biệt là khoa học quân sự và công nghệ vũ trụ vẫn tiếp tục đạt những bước phát triển khả quan. Nga hiện vẫn là cường quốc về quân sự, đã chế tạo thành công thêm nhiều loại vũ khí công nghệ cao.
3. Nước Nga hôm nay
Những kết quả bước đầu trong lãnh đạo đất nước của tân Tổng thống Đ.Mét-vê-đép kể từ khi nhậm chức, ngày 7-5-2008 đến nay, cho thấy, nước Nga hôm nay mặc dù đang còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức song vẫn đang trong xu thế vươn lên, xứng với tiềm năng của mình.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga trong 9 tháng đầu năm 2008 là 7,7% (cùng kỳ năm ngoái là 7,6%). Các chỉ số cơ bản khác của nền kinh tế Nga đều tiếp tục duy trì ở mức khả quan. Mức tăng trưởng GDP dự báo trong năm 2008 này sẽ đạt 7,8% và GDP của Nga sẽ đạt tới con số 1.100 tỷ USD. Nga hiện đứng thứ ba thế giới về dự trữ ngoại tệ
Thủ tướng Nga V. Pu-tin vừa công bố Chương trình phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 với mục tiêu tạo dựng một nước Nga có trình độ phát triển hàng đầu thế giới vào năm 2020. Chương trình này được chia thành 2 giai đoạn (từ năm 2007 đến 2012 và từ năm 2013 đến 2020), dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2012 sẽ tăng 35%-36% so với năm 2007, năm 2020 sẽ tăng 63-69% so với năm 2012, thu nhập thực tế của người dân sẽ tăng53-54%.
Đánh giá về khả năng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 trên đây, giới phân tích cho rằng, tuy chưa hết khó khăn, nhiều thách thức lớn vẫn đang đặt ra, nhưng rõ ràng nước Nga đang có tiềm lực mạnh về kinh tế để thực hiện mơ ước của mình. Với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt hơn 7%/năm trong những năm gần đây, mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2014 so với năm 2005 là có khả năng được hiện thực hóa, đưa Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới vào năm 2020.
Không chỉ dừng lại ở các kết quả kinh tế trên đây, bằng một loạt các quyết sách chính trị đối nội, đối ngoại của tân Tổng thống Đ.Mét-vê-đép trong gần 6 tháng cầm quyền vừa qua đã được giới phân tích đánh giá cao, đó là nhà lãnh đạo biết kế thừa những “di sản” sáng giá đã để lại của người tiền nhiệm V.Pu-tin nhưng vẫn có tính độc lập quyết đoán trong phong cách lãnh đạo riêng của mình. Chí ít là ở những quyết sách nổi bật nhất sau đây:
- Về đối nội
Từ khi cầm quyền, ông Mét-vê-đép đã tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh từ ông Pu-tin để lại là “Hiện đại hoá nước Nga” và kiên quyết “Đấu tranh chống tham nhũng”.
Để nỗ lực hiện đại hoá nước Nga, ông Mét-vê-đép đã đưa ra một số quyết sách như: Chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo cho đất nước; Cam kết sẽ hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp; Kiên quyết thiết lập một “Chính phủ điện tử” và mở rộng khả năng tiếp cận internet cho người dân…
Để kiên quyết chống tham nhũng, ông Mét-vê-đép đã đưa ra khẩu hiệu hành động “Đấu tranh chống tham nhũng là một sự nghiệp vì danh dự của nước Nga”. Chỉ sau gần hai tuần vào điện Krem-li, ông đã ký sắc lệnh thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Phủ Tổng thống và thông qua Luật chống tham nhũng. Cuối tháng 7-2008, ông đã ký Kế hoạch hành động chống tham nhũng và khẳng định kế hoạch này sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất…
- Về đối ngoại
Cần giữ gìn ưu thế về đa dạng sinh học  (07/11/2008)
Cần giữ gìn ưu thế về đa dạng sinh học  (07/11/2008)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng Tân Tổng thống Hoa Kỳ  (07/11/2008)
Về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới  (07/11/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên