Tọa đàm truyền thống hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển
Tham dự có: Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bùi Khắc Sơn; Đại sứ Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam Camilla Mellander; đại diện Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao cùng đông đảo hội viên đến từ các chi hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển Tổng công ty giấy Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Chi hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển trong lĩnh vực pháp luật và đông đảo các cựu lưu học sinh Việt Nam từng học tập, nghiên cứu tại Thụy Điển.
Tại Tọa đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: Việt Nam và Thụy Điển có mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ nhiều thập kỷ qua. Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11-01-1969 và đã dành cho Việt Nam viện trợ phát triển không hoàn lại.
Quan hệ này đã được khơi nguồn từ những phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam, lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân. Ngày nay, nhiều bạn bè Thụy Điển vẫn lưu giữ những kỷ vật của phong trào nhân dân Thụy Điển ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và tên tuổi của cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme được người Việt Nam nhớ đến với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Ông Hoàng Thế Liên cho rằng Tọa đàm là dịp nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp của quãng thời gian cùng chia sẻ khó khăn, thử thách và hy vọng sự hợp tác giữa hai quốc gia, giữa hai dân tộc ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phồn vinh của mỗi quốc gia và hòa bình, ổn định, phát triển trên toàn thế giới.
Điểm lại những thành tựu trong hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, Đại sứ Camilla Mellander khẳng định, hiện nay mục tiêu của Chính phủ Thụy Điển là tăng cường thương mại với Việt Nam. Thụy Điển có thể mang lại nhiều giải pháp về công nghệ xanh và bền vững, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam.
Đại sứ cho biết, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp Thụy Điển muốn đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, thể hiện ở việc rất nhiều đoàn doanh nghiệp Thụy Điển tới Việt Nam trong những năm qua. Các nhà đầu tư Thụy Điển quan tâm tới những lĩnh vực như: giao thông đô thị, y tế, công nghệ sạch, ngân hàng, công nghệ thông tin và truyền thông. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thụy Điển trong ba năm vừa qua tăng khoảng 28%/năm. Năm 2013, lần đầu tiên kim ngạch thương mại đạt hơn 1 tỷ USD.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã trình bày tham luận, trong đó nhấn mạnh đến những nội dung hợp tác, những công trình lớn ở Việt Nam được Thụy Điển giúp đỡ xây dựng như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Uông Bí (Quảng Ninh). Những công trình này đã phát triển không ngừng và trở thành những biểu tượng của mối quan hệ hai nước.
Các đại biểu cũng đã đánh giá cao sự giúp đỡ liên tục, hiệu quả mà Chính phủ và nhân dân Thụy Điển dành cho Việt Nam trong nhiều năm qua, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, quan hệ hai nước có những bước tiến mới, hướng tới mối quan hệ đối tác bình đẳng, tập trung trong lĩnh vực dịch vụ y tế, công nghệ sạch, công nghệ thông tin và giao thông - vận tải, phù hợp với chiến lược của Việt Nam trong việc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững./.
Việt Nam và Triều Tiên ký kết Hiệp định Vận chuyển hàng không  (30/10/2014)
Chính phủ, nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ và đoàn kết với Cuba  (30/10/2014)
Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân  (30/10/2014)
Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân  (30/10/2014)
Xây dựng thành phố Hải Dương đạt chuẩn đô thị loại một trước năm 2020  (30/10/2014)
Đoàn Bộ Công an kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc  (30/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên