Ukraine bắt đầu tiến hành cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn
Cuộc tổng tuyển cử ở Ukraine có sự tham gia của 29 chính đảng được tổ chức theo luật hiện hành.
Theo đó, một nửa trong tổng số 450 ghế của Quốc hội Ukraine được bầu theo danh sách các chính đảng và nửa còn lại được bầu theo các khu vực. Tuy nhiên, trong số 225 đại biểu bầu theo danh sách các khu vực như thông lệ, sẽ có 26 đại biểu chưa được bầu, trong đó 10 đại biểu của Crimea, 2 đại biểu của Sevastopol, do bán đảo này đã sáp nhập vào Nga và 14 đại biểu của vùng Donbass (Donetsk và Lugansk), khu vực thuộc quyền kiểm soát của lực lượng đòi độc lập đã kiên quyết tẩy chay bầu cử. Mặc dù vậy Ủy ban bầu cử Trung ương Ukraine (SIC) cho biết vẫn tổ chức các điểm bỏ phiếu tại 2/3 trong tổng số 32 huyện ở Donetsk và Lugansk.
Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị sâu sắc và dai dẳng với những sự kiện đau buồn và cả máu của người dân vô tội, cuộc bầu cử Quốc hội lần này của Ukraine được xem là rất khó đoán định kết quả.
Có tới 7.000 ứng cử viên, thuộc 29 chính đảng và phong trào tham gia tranh cử lần này, song không có đảng phái nào nổi trội để có thể giành được sự tín nhiệm của cử tri. Điều này được thể hiện qua các cuộc thăm dò sát ngày bầu cử, khi vẫn có khoảng 30% số cử tri chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai.
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Kiev, vào chiều 25-10, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đã kêu gọi cần nhanh chóng thành lập một chính phủ mới, ngay sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII. Ông khẳng định Chính phủ mới cần phải tiếp tục chiến đấu vì tương lai đất nước. Cần sớm thông qua đạo luật về ngân sách nhà nước, để có thể vượt qua mùa Đông tới, cũng như cung cấp nhiên liệu và điện sinh hoạt cho nhân dân, đồng thời ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ Ukraine cảnh báo nếu Quốc hội khóa mới để lặp lại những sai lầm cũ, thì chính cử tri Ukraine sẽ là những người đầu tiên đứng ra đòi giải tán Quốc hội.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN trước thềm cuộc bầu cử, Bộ trưởng Tài chính Ukraine, Chủ tịch Hội hữu nghị Ukraine-Việt Nam, ông Oleksandr Shlapak, cho biết Quốc hội khóa mới sẽ không như Quốc hội trước đây, vốn gần như bị chia rẽ với một nửa thân Nga và một nửa thân châu Âu.
Theo ông, 90% hoặc cũng có thể là 100% các chính trị gia trong Quốc hội sẽ ủng hộ tương lai theo châu Âu của Kiev. Ông cũng cho rằng Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng A.Yatsenyuk có thể thành lập liên minh cầm quyền, thậm chí đây không chỉ là liên minh đa số (gồm ít nhất 226 nghị sỹ) mà có thể gồm tới 270-280 nghị sỹ.
Theo đó, tương quan lực lượng trong Quốc hội khóa mới cũng thay đổi, sự phân chia trong Quốc hội sẽ theo ranh giới cải cách hay chống lại cải cách.
Về chính sách đối ngoại của Ukraine, Bộ trưởng Shlapak nhấn mạnh Kiev sẽ không thay đổi lập trường hội nhập với châu Âu. Ông bày tỏ hy vọng sẽ đạt được chế độ miễn thị thực hoàn toàn đối với Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn hội nhập EU dự kiến bắt đầu vào năm 2015 để giải quyết tình trạng thất nghiệp tại quốc gia này.
Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ hợp tác với các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), ... Sau đó, Ukraine sẽ tiến tới thay đổi quy chế không liên minh.
Ông Shlapak cũng mong muốn Kiev chấm dứt giai đoạn đối đầu căng thẳng, quan hệ lạnh nhạt cả về chính trị và kinh tế với Nga, cũng như chấm dứt cuộc xung đột quân sự tại miền Đông nước này./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ấn Độ  (26/10/2014)
Khởi động chương trình tuổi trẻ tình nguyện mùa Đông 2014  (26/10/2014)
“Tự hào Doanh nhân Việt Nam” 2014  (26/10/2014)
Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp về thương mại  (26/10/2014)
Kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Argentina  (26/10/2014)
Việt Nam tăng cường quảng bá tiềm năng hợp tác tại Nam Phi  (26/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên