Khởi công xây nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam
Đây là nhà máy nhiệt điện do đơn vị tư nhân đầu tiên xây dựng tại Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới 865 triệu USD. Nhà máy nhiệt điện Thăng Long do công ty Cổ phần nhiệt điện Thăng Long (Geleximco) làm chủ đầu tư được xây dựng tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy có tổng diện tích khoảng 125 ha, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 300 MW, sản lượng điện hằng năm khoảng hơn 4 tỉ kWh. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 600 MW thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.
Nhà máy nhiệt điện Thăng Long sử dụng công nghệ ngưng hơi nước truyền thống, lò hơi tầng sôi tuần hoàn hiện đại do hãng Alstom của Pháp thiết kế, chế tạo hợp than cám 6b khai thác tại Quảng Ninh theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Tua-bin và máy phát của nhà máy được thiết kế và chế tạo bởi hãng Đông Phương; hệ thống đo lường và điều khiển của nhà máy được chế tạo và cung cấp từ các nước G7.
Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ bảo đảm các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính năng ổn định, an toàn và bảo đảm các yêu cầu về môi trường. Lượng tiêu thụ than cho nhà máy khoảng hơn 2 triệu tấn/năm. Theo dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành tổ máy số 1 vào quý II năm 2017 và tổ máy số 2 trong vòng 45 tháng kể từ ngày giải ngân.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia nói chung. Dự án sẽ khai thác được những lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh về nguồn than đồi dào.
Phó Thủ tướng đánh giá rất cao nỗ lực của Geleximco trong việc chuẩn bị nguồn vốn, chuẩn bị công nghệ, lựa chọn tư vấn nước ngoài, lựa chọn các công nghệ phù hợp nhất.
Phó Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp tục theo dõi, giám sát để dự án tư nhân về phát triển nhiệt điện đầu tiên này thành công./.
Ủy ban Hòa bình Việt Nam và Hòa Tài Trung Quốc tăng cường hợp tác  (23/10/2014)
Tỏa sáng tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”  (23/10/2014)
Tỏa sáng tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”  (23/10/2014)
Giá trị lịch sử và hiện thực của Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  (23/10/2014)
“Tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội gần giống tiêu chuẩn công chức”  (23/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên