Chính phủ dự kiến kinh tế cả nước tăng trưởng ở mức 5,8%
Tiếp tục chương trình làm việc phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII, sáng 20-10, Quốc hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Dự kiến cả năm kinh tế tăng trưởng ở mức 5,8%
Theo Báo cáo của Chính phủ, trong bối cảnh năm 2014 với nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, xung đột xảy ra ở nhiều nơi. Căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực.
Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tính chung 9 tháng đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước; ước cả năm 2014 đạt khoảng 5,8%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, 9 tháng tăng 2,25%, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả năm tăng dưới 5%.
Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế được tích cực triển khai thực hiện. Trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vẫn bố trí tăng nguồn lực từ ngân sách nhà nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển văn hóa, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn
Tuy nhiên, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh cải thiện còn chậm. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc. Doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn tín dụng. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.
Tổng cầu tăng chậm. Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá hiệu quả chưa cao.
Dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2% trong năm 2015
Trên tinh thần đó, Chính phủ xác định, mục tiêu tổng thể năm 2015 là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014.
Tiếp tục phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Chính phủ dự kiến trình Quốc hội các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015, theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động.
Tiếp đó, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Cũng trong buổi làm việc sáng nay, Quốc hội đã nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác này.
Tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra về Đề án này.
Buổi chiều, Quốc hội nghe các Báo cáo về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015./.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  (20/10/2014)
Phó Thủ tướng tiếp Ðoàn các nhà khoa học y tế Liên bang Nga  (20/10/2014)
Đặc phái viên Chủ tịch nước dự lễ nhậm chức Tổng thống Indonesia  (20/10/2014)
Bộ Y tế và Tập đoàn Novartis tăng cường hợp tác về y dược  (20/10/2014)
Việt Nam - Phần Lan chia sẻ về xây dựng lực lượng gìn giữ hòa bình  (20/10/2014)
Việt Nam tham gia Đại hội thế giới về giáo dục mầm non  (20/10/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển