Nhật Bản muốn cùng Việt Nam chung tay góp sức thúc đẩy hợp tác
Ngày 30-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Nakagaki Yoshihiko, Phó Chủ tịch Tổ chức thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản (FEC) kiêm Chủ tịch Ủy ban hợp tác văn hóa - kinh tế với Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước đánh giá cao hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đã chuyển biến nhanh, tích cực từ sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản.
Giải đáp những câu hỏi từ đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Chủ tịch nước khẳng định quan hệ Việt Nam và Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng hữu nghị truyền thống, có cam kết ưu tiên theo thỏa thuận cấp cao.
Trong quá trình tham gia các hiệp định đàm phán thương mại, Việt Nam coi trọng tiến trình hội nhập TPP, trong đó Nhật Bản là thành viên.
Đánh giá cao kết quả hợp tác giữa đoàn doanh nghiệp Nhật Bản với VCCI, Chủ tịch nước cho rằng Việt Nam đang tạo điều kiện để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Đây sẽ là lực lượng góp phần thúc đẩy công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị phía Nhật Bản tích cực hợp tác, cung cấp thông tin đến các bộ, ngành Việt Nam về nhu cầu, năng lực, điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thông qua đó, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp nhận, kết nối các dự án đầu tư của Nhật Bản với các địa phương có nhu cầu và hạ tầng phù hợp.
Về nâng cao năng lực giao thông, điện, trình độ nhân lực, Việt Nam sẽ nỗ lực làm tốt hơn khả năng cung ứng, để tương xứng với nhu cầu, trước mắt đẩy nhanh thực hiện các tuyến giao thông trọng điểm có vốn đầu tư của Nhật Bản, kết nối các đường bay thông qua hợp tác của các hãng hàng không hai nước.
Ngài Nakagaki Yoshihiko bày tỏ vui mừng trước tình hình kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực và ổn định.
Cùng với dấu mốc hợp nhất Cộng đồng kinh tế ASEAN đang đến gần, Việt Nam đang trở thành quốc gia có nhiều tiềm năng đầu tư và hợp tác.
Với lực lượng lao động trẻ và dồi dào, đất đai trù phú tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp Việt Nam vừa bảo đảm cung cấp cho thị trường 90 triệu dân, đồng thời cung cấp cho thế giới.
Bên cạnh tiềm năng và lợi thế, nhằm nâng cao sức hấp dẫn môi trường đầu tư, Việt Nam cũng cần phát triển công nghiệp phụ trợ, hoàn thiện hạ tầng, tăng cường khả năng cung ứng điện, phát triển giáo dục, đào tạo nghề.
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam chung tay góp sức để thúc đẩy hợp tác, tháo gỡ những khó khăn để đưa quan hệ hữu nghị hợp tác lên tầm cao.
Nhật Bản cũng muốn nhân rộng thêm nữa những mô hình hợp tác thành công về giáo dục, y tế tại Việt Nam.
Cảm ơn Chủ tịch nước đã giải đáp nhiều nội dung về chủ trương chính sách, ngài Phó Chủ tịch cùng các thành viên khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, đưa quan hệ kinh tế tương xứng với tiềm năng./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ban Kinh tế Trung ương  (30/09/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Yonhap  (30/09/2014)
“Hà Nội - Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”  (30/09/2014)
Bộ Tư pháp tổng kết 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp  (30/09/2014)
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013  (30/09/2014)
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013  (30/09/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên