Đoàn kết - dân chủ - đổi mới - phát triển
Tham dự Đại hội, có 1.006 đại biểu chính thức, trong đó: 346 đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII; 538 đại biểu do đại hội mặt trận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức thành viên cử ra; 122 đại biểu do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII chỉ định. Cơ cấu đại biểu chính thức theo một số tiêu chí: 29,2% đại biểu là nữ; 48,3% đại biểu không phải đảng viên; 30,6% đại biểu là người dân tộc thiểu số; đại biểu tôn giáo chiếm 17,1%; doanh nghiệp chiếm 11,4%; đại biểu có trình độ đại học và trên đại học là 80,1%; đại biểu cao tuổi chiếm 12,8% (người cao tuổi nhất là 97 tuổi); đại biểu ít tuổi (dưới 30 tuổi) chiếm 4,8% (người ít tuổi nhất là 18 tuổi)… Có khoảng gần 300 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế.
Văn kiện, điều lệ của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII tập trung vào nhiệm vụ mới của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Nhân sự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII sẽ tăng thêm các cá nhân tiêu biểu của giai cấp công nhân, nông dân; thành phần tiểu thương; đại diện cho các huyện đảo. Đặc biệt, sẽ mời ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII.
Với mục tiêu “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những năm tới là: tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố tổ chức và hoạt động, đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Đề nghị Mỹ có giải pháp mở lại kênh vốn vay ODA cho Việt Nam  (16/09/2014)
Việt Nam và Cộng hòa Kiribati thiết lập quan hệ ngoại giao  (16/09/2014)
Thúc đẩy tiến trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước  (16/09/2014)
Thúc đẩy tiến trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước  (16/09/2014)
Tạp chí Ấn Độ ra chuyên đề đặc biệt về quan hệ Ấn Độ - Việt Nam  (16/09/2014)
Tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc  (16/09/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên