Hoa Kỳ ủng hộ việc thúc đẩy vì thịnh vượng của Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm khu vực châu Á để hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, ngày 2-6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker đã họp báo trong nước và quốc tế.
Chuyến thăm của Bộ trưởng tập trung vào phát triển kinh tế, thúc đẩy công nghệ của Hoa Kỳ, tinh thần kinh doanh, phát triển kinh doanh và tầm quan trọng của quản lý môi trường.
Tại họp báo, Bộ trưởng Penny Pritzker cho biết bà trở lại Việt Nam cùng đoàn lãnh đạo nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ theo chương trình của Chính phủ của Tổng thống Barack Obama. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng lớn đối với các công ty của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ ủng hộ việc thúc đẩy vì thịnh vượng của Việt Nam.
Bộ trưởng Penny Pritzker cho rằng 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước đã được đánh dấu bằng một bước ngoặt lớn, đó là sự tăng trưởng thương mại gấp 50 lần.
Kể từ năm 1994, khi hai nước bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại hai nước từ 225 triệu USD, đến nay đã đạt 30 tỷ USD. Đây là một sự tăng trưởng vô cùng lớn.
Bộ trưởng Pritzker cũng nhận xét Việt Nam đã trải qua sự tăng trưởng rất đáng khích lệ và duy trì trong nhiều năm. Sự tăng trưởng thương mại Việt Nam ngày càng phong phú và Hoa Kỳ mong muốn thấy được sự tăng trưởng ngày càng tốt hơn của Việt Nam.
Hoa Kỳ đã xuất khẩu sang Việt Nam trên 5 tỷ USD hàng hóa vào năm 2013, vượt 8% so với năm trước đó và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là 24,6 tỷ USD vào năm 2013, tăng 21,6% so với năm 2012.
Mục đích kinh tế của Hoa Kỳ là thúc đẩy sự phát triển lâu dài và bền vững với các nước ASEAN, cũng như để phát triển kinh tế của Hoa Kỳ; chia sẻ sự tăng trưởng cũng như cam kết hoạt động hợp tác thương mại.
Chuyến thăm còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kết cấu hạ tầng cả phần cứng và phần mềm để hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong hợp tác với các nước ASEAN.
"Phần cứng kết cấu hạ tầng là tạo cơ sở di chuyển hàng hóa và con người từ điểm A đến điểm B. Phần mềm là thể chế pháp lý để có thể thực hiện việc di chuyển hàng hóa, con người và dịch vụ", Bộ trưởng Penny Pritzker chia sẻ.
Về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker cho biết Việt Nam có lợi thế rất lớn khi tham gia TPP. TPP mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Đây là lý do tại sao các nước trao đổi, đàm phán không ngừng để vượt qua thách thức. Khi TPP được thiết lập có thể coi đây là Hiệp định thương mại của thế kỷ XXI, nơi châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 40% GDP của thế giới.
Trả lời câu hỏi về thời điểm thuận lợi để tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, bà Pritzker cho biết trước thời điểm tiến hành vòng đàm phán cuối cùng của TPP và trước việc nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ có mối quan tâm sâu sắc tới Việt Nam, đây là thời điểm tuyệt vời để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường đầu tư, thương mại và tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam.
Bộ trưởng Pritzker cho biết nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chia sẻ ý kiến rằng, mặc dù hiện nay là điểm trầm của nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn cam kết hoạt động, tiếp tục phát triển lâu dài ở Việt Nam và các nước ASEAN.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam, huy động nhiều tàu đi cùng, gây nên tình hình hết sức căng thẳng ở Biển Đông, Bộ trưởng Pritzker cho rằng đây thực sự là việc làm khiêu khích, tạo sự căng thẳng. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.
Mặc dù doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa bị ảnh hưởng bởi tác động từ tình hình căng thẳng này nhưng do cam kết phát triển kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, nên Hoa Kỳ khuyến khích các bên trao đổi bằng con đường ngoại giao, có thể qua cơ chế pháp lý quốc tế.
Bộ trưởng Penny Pritzker cũng đánh giá, doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn gắn bó kinh doanh lâu dài tại Việt Nam cũng như ASEAN - một thị trường với khoảng 600 triệu dân. Việc phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại thị trường này là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh về công nghệ, năng lượng, du lịch, bảo hiểm, dịch vụ tài chính. Trong nhiều lĩnh vực, phạm vi thì ASEAN có nhu cầu lớn về lĩnh vực trên cho sự phát triển của mình.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ thấy được tiềm năng lớn của Việt Nam cũng như ASEAN, nên mong muốn tăng cường sự hiện diện, phát triển lâu dài tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN./.
"Các nước cần thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển chung"  (02/06/2014)
"Hoa Kỳ coi trọng, mong tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam"  (02/06/2014)
"Sớm muộn Việt Nam sẽ đạt được lẽ phải lịch sử với Hoàng Sa"  (02/06/2014)
Quốc hội: Cần đánh giá tác động vấn đề Biển Đông tới nền kinh tế  (02/06/2014)
Báo Nga khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa  (02/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên