Trung Quốc bóp méo công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
23:42, ngày 23-05-2014
Ngày 23-5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải khẳng định từ nhiều thế kỷ nay (ít nhất là từ Thế kỷ 17), Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.
Lịch sử từ thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cũng đã được thừa nhận tại hội nghị San Francisco (tháng 9-1951).
Sau đó, theo Hiệp định Geneve về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia hội nghị Geneve 1954 nên biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của hội nghị đó.
Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế đã quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
"Bị vong lục" ngày 12-5-1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc gần đây đã cố tình viện dẫn sai lệch công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nhằm bóp méo sự thật về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.
Lịch sử từ thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cũng đã được thừa nhận tại hội nghị San Francisco (tháng 9-1951).
Sau đó, theo Hiệp định Geneve về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia hội nghị Geneve 1954 nên biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của hội nghị đó.
Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế đã quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
"Bị vong lục" ngày 12-5-1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc gần đây đã cố tình viện dẫn sai lệch công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nhằm bóp méo sự thật về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.
Trung Quốc liên tục vu khống Việt Nam về tình hình Biển Đông  (23/05/2014)
Tạp chí Cộng sản: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9 khóa XI  (23/05/2014)
Mỹ ủng hộ Việt Nam dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc  (23/05/2014)
Nghị sỹ Mexico đánh giá cao lập trường hòa bình của Việt Nam  (23/05/2014)
Chuyên gia Ấn Độ: ASEAN cần đoàn kết về vấn đề Biển Đông  (23/05/2014)
Hoạt động của Phó Thủ tướng tại Hội nghị “Tương lai châu Á"  (23/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên