Phó Thủ tướng làm việc với Bình Dương về khôi phục nhanh sản xuất
Chiều 21-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư các khu công nghiệp về việc thực hiện những giải pháp nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến kiến nghị với Chính phủ Việt Nam.
Ông Yamaguchi Kimio, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các doanh nghiệp của Nhật Bản, trong đó có các doanh nghiệp ở Bình Dương bị thiệt hại đã sản xuất bình thường trở lại. Ông mong muốn Việt Nam sớm có biện pháp khắc phục, hỗ trợ các doanh nghiệp bị khó khăn, thiệt hại trong vụ việc vừa qua.
Ông Lee Jong Hoe, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Bình Dương, kiến nghị tỉnh cần có giải pháp bảo vệ an toàn quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài một cách vững chắc; phải xử lý nghiêm các đối tượng phá hoại; không để xảy ra tình trạng như vừa qua để thế giới thấy Việt Nam đã ổn định tình hình, lấy lại uy tín với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, tỉnh cần có quyết sách “thần tốc” trong việc phục hồi nhanh các doanh nghiệp bị thiệt hại vừa qua; thống kê thiệt hại và có sự bồi thường thỏa đáng; tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Ông Hàng Vay Chi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn khu công nghiệp Việt Hương (trong Khu công nghiệp có 80% là doanh nghiệp Đài Loan) cho biết, 95% doanh nghiệp của Khu công nghiệp đã làm việc trở lại. Nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhưng tỷ lệ công nhân đến làm việc lại nhiều nhất thể hiện sự gắn bó của công nhân đối với doanh nghiệp.
Ông cũng cho hay, qua tiếp xúc 15 doanh nghiệp Đài Loan mới đây thì có 1/2 số doanh nghiệp sẽ khuyếch trương sản xuất ở Bình Dương; đồng thời hiện có hai đoàn nhà đầu tư Đài Loan chuẩn bị sang khảo sát môi trường đầu tư ở Bình Dương...
Đại diện Hiệp hội Dệt may Bình Dương đề nghị cần tinh giản các thủ tục trong việc thực hiện bảo hiểm của các công ty bảo hiểm về thiệt hại của doanh nghiệp vì các giấy tờ liên quan đã bị mất, hư hỏng. Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp gỗ Bình Dương đề nghị cần tổ chức lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp và tổ chức đào tạo để có thể chủ động trong công tác.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chia sẻ khó khăn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp gặp phải và hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư kịp thời cùng tỉnh Bình Dương tháo gỡ khó khăn trước mắt để đưa nhiều doanh nghiệp trở lại sản xuất bình thường và một số khác cũng đang dọn dẹp để sớm sản xuất trở lại (theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh có hơn 95% số doanh nghiệp đã sản xuất trở lại).
Phó Thủ tướng hoan nghênh những ý kiến, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp đối với Chính phủ về các giải pháp bảo đảm an toàn, thu hút đầu tư đến với Việt Nam và Bình Dương cũng như việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chính phủ Việt Nam khẳng định sự việc xảy ra vừa qua là điều đáng tiếc. Sự kích động, lôi kéo, phá hoại, trộm cắp tài sản doanh nghiệp là hành động vi phạm pháp luật, Việt Nam không dung túng các hành động này. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng điều tra, xử lý nghiêm minh, công bố công khai cho mọi người biết và cam kết với các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp hữu hiệu không để xảy ra các vụ việc như vừa qua.
Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chân chính tại Việt Nam, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết cũng như các chính sách đã công bố.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhấn mạnh, rất chia sẻ với các khó khăn của doanh nghiệp và nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã có các giải pháp để hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận về việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh. Chính phủ sẽ chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để có thể chỉnh sửa, bổ sung các giải pháp phù hợp hơn nhằm đưa việc hỗ trợ các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư đạt yêu cầu như mong muốn đề ra./.
Mặt trận Tổ quốc chúc mừng Đại hội Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo  (21/05/2014)
Đồng chí Đào Duy Tùng - con người của đổi mới  (21/05/2014)
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra Tuyên bố chung  (20/05/2014)
Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển  (20/05/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển