Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến các nước ASEAN quan ngại và gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, trước sự việc này, chủ trương của Việt Nam là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và DOC, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong nước, duy trì quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với nước bạn Trung Quốc. Việt Nam đã tích cực liên hệ, đối thoại với Trung Quốc ở nhiều cấp, kể cả kênh ngoại giao nhân dân, với mong muốn hai bên kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển. Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền. Tàu Việt Nam không chủ động đâm va cũng như sử dụng vòi rồng phun vào các tàu của Trung Quốc, mà chỉ sử dụng các biện pháp tuyên truyền, vận động”.
Về việc một số phần tử quá khích đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam để kích động gây ra một số vụ việc đáng tiếc như đập phá cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp nước ngoài gây thiệt hại về người và của, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm theo pháp luật Việt Nam, không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước.
Bộ trưởng chia sẻ: “Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công dân và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Cơ bản tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở lại bình thường. Chúng tôi đề nghị các nước bạn bè chia sẻ khó khăn đó với Việt Nam, động viên các nhà đầu tư yên tâm làm ăn tại Việt Nam”.
Trước những diễn biến đáng lo ngại tại Biển Đông, tất cả các trưởng đoàn dự Hội nghị ADMM 8 cũng đã thống nhất nêu vấn đề này tại cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bên lề ADMM 8. Các trưởng đoàn bày tỏ mong muốn căng thẳng hiện nay ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN.
Bên lề Hội nghị ADMM 8, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn; Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng; Bộ trưởng Bộ Năng lượng Brunei Pehin Yasmin; Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin; Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar, Trung tướng Wai Lwin./.
Chính phủ báo cáo Quốc hội về vụ giàn khoan Hải Dương-981  (20/05/2014)
Việt Nam có thể khiếu nại, khởi kiện hành vi của Trung Quốc  (20/05/2014)
Cộng đồng người Hoa bức xúc vì hành động của Trung Quốc  (20/05/2014)
Trung Quốc bố trí hơn 90 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép  (20/05/2014)
Tham mưu trưởng Không quân Indonesia thăm Việt Nam  (20/05/2014)
Hội Việt kiều tại Cuba lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền  (20/05/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển