Khai mạc Hội nghị bộ trưởng 12 nước tham gia đàm phán TPP
Ngày 19-5, tại Singapore, Hội nghị bộ trưởng của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khai mạc.
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, dẫn đầu.
Trước Hội nghị Bộ trưởng, trưởng đoàn đàm phán và các chuyên gia cấp cao của 12 nước tham gia đàm phán TPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã họp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 12 đến 15-5.
Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề còn tồn tại liên quan tới các lĩnh vực tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, môi trường, doanh nghiệp nhà nước và dịch vụ tài chính.
Các vấn đề trên sẽ tiếp tục được thảo luận tại các phiên họp đa phương và song phương được tổ chức trong hai ngày của Hội nghị Bộ trưởng lần này.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản trích lời Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán TPP của Nhật Bản Akira Amari nói với báo giới vào cuối tuần trước rằng tại Singapore, các nước sẽ “bắt đầu đánh giá những tiến bộ (trong quá trình đàm phán vừa qua) và xem xét cẩn trọng (các vấn đề còn tồn tại)”.
Trong khi đó, nguồn tin từ đại biểu tham gia phiên họp của các trưởng đoàn đàm phán tại Việt Nam cho biết tại Singapore, các bộ trưởng khó có thể đưa ra thông báo về một thỏa thuận, có chăng là thông báo về “hướng đi nào đó” để thúc đẩy các cuộc đàm phán.
Trước Hội nghị Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, ông K. Shanmugam trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 12 đến 16-5 và người đồng cấp Mỹ, ông John Kerry đã đạt được đồng thuận rằng việc sớm kết thúc các phiên đàm phán về TPP là rất quan trọng.
Nhiều quan sát viên thương mại nhận định mặc dù các nước tham gia đàm phán TPP đều mong muốn sớm kết thúc các phiên đàm phán, nhưng hội nghị bộ trưởng lần này chỉ là cơ hội để 10 nước đánh giá những trở ngại đối với quá trình đàm phán xuất phát từ những bất đồng giữa Nhật Bản và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất trong 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP.
Nhật Bản muốn duy trì thuế nhập khẩu đối với một số hàng nông sản như thịt bò, thịt lợn, gạo, lúa mỳ và các sản phẩm sữa. Trong khi đó, Mỹ thúc giục Nhật Bản dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với ngành công nghiệp ôtô để các nhà sản xuất Mỹ có thể tiếp cận tốt hơn thị trường Nhật Bản./.
WHO ưu tiên cho cuộc chiến chống viêm gan và lao phổi  (20/05/2014)
Người Việt ở nước ngoài tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc  (20/05/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng thống Azerbaijan  (20/05/2014)
Azerbaijan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam  (20/05/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan  (20/05/2014)
Tổng thống Azerbaijan bắt đầu chuyến thăm Việt Nam  (20/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên