Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị MRC
Trong trao đổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu, đánh giá cao những đóng góp của các nước đối với thành công của Hội nghị đồng thời khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước trong Lưu vực sông Mekong.
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với các thành viên và các nước đối tác nhằm triển khai một cách hiệu quả các định hướng, chiến lược và dự án của Ủy hội, trong đó có việc thúc đẩy dự án nghiên cứu của Ủy hội về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong bao gồm những tác động của các công trình thuỷ điện trên dòng chính; thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Hiệp định Mekong năm 1995 và thủ tục của Ủy hội, trong đó có thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA).
Thủ tướng cũng thông báo Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để gia nhập Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy, và bày tỏ hy vọng các nước khác trong lưu vực Mekong xem xét gia nhập để Công ước sớm có hiệu lực.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của Lào, khẳng định Việt Nam mong muốn và ủng hộ Lào phát triển, đề nghị các bộ, ngành liên quan triển khai tốt các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước.
Hoan nghênh việc hai nước thường xuyên trao đổi các Đoàn cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm kết nối hai nước và tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực, quốc tế.
Thủ tướng cũng bày tỏ chia sẻ và hy vọng Chính phủ, nhân dân Thái Lan sớm vượt qua các khó khăn hiện nay; khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, ký kết Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước khi điều kiện thích hợp; mong muốn Thái Lan tiếp tục phát huy vai trò Nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đánh giá cao vai trò và vị thế Myanmar trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014, Thủ tướng khẳng định sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 5-2014 tại Myanmar.
Lãnh đạo các nước đều đánh giá cao việc Việt Nam chủ trì thành công Hội nghị cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mekong quốc tế, trong đó có việc thông qua Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong vui mừng thông báo các thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những kết quả tích cực trong việc thu ngân sách, tin tưởng hai bên triển khai tốt các định hướng nhằm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Thủ tướng Campuchia Samdec Hunsen cảm ơn sự quan tâm, đón tiếp của Việt Nam với tư cách chủ nhà của Hội nghị, nhất trí với đề xuất các bộ, ngành của hai nước tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án mà lãnh đạo hai nước đã nhất trí trong các chuyến thăm song phương.
Chuyển lời của Tổng thống Thein Sein, Bộ Ngoại giao Myanmar hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới tại Myanmar, đồng thời đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế trong đó có Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc mà Việt Nam đang là thành viên.
Thay mặt Thủ tướng Thái Lan, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao khẳng định Chính phủ Thái Lan luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và thực hiện đầy đủ các cam kết, chương trình, dự án của Ủy hội sông Mekong quốc tế./.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN hướng tới thúc đẩy kinh tế khu vực  (05/04/2014)
Thủ tướng Malaysia kêu gọi mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (05/04/2014)
Họp báo về kết quả chính của MRC  (05/04/2014)
Thông qua “Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh”  (05/04/2014)
Toàn văn Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị MRC  (05/04/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đảm nhiệm thêm nhiệm vụ mới  (05/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên