Thông qua “Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh”
Bản Tuyên bố chung tái khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong và tiếp tục khẳng định cam kết chính trị trong việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và củng cố tinh thần hợp tác Mekong.
Các nhà lãnh đạo ghi nhận việc phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Mekong đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực như trong giao thông thủy, sản xuất năng lượng và lương thực, nhưng cũng gây nên các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội lưu vực và cần được giải quyết một cách triệt để và hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ tiếp tục hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững lưu vực Mekong và trong sử dụng, bảo vệ, quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, nhất trí với các tuyên bố về những thành tựu đạt được kể từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất Ủy hội sông Mekong quốc tế; các cơ hội và thách thức của khu vực; các lĩnh vực hành động ưu tiên;...
Trong nội dung về các lĩnh vực hành động ưu tiêu, các nhà lãnh đạo khẳng định ưu tiên thực hiện đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế về “Phát triển và quản lý bền vững sông Mekong bao gồm những tác động của các công trình thủy điện dòng chính”, có sự phối hợp và nghiên cứu do Việt Nam đề xuất để đưa ra các khuyến cáo và các khuyến nghị phù hợp cho phát triển bền vững trong lưu vực.
Rà soát, cập nhật và thực hiện Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Kế hoạch chiến lược 2011 - 2015, chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch chiến lược 2016 - 2020 của Ủy hội, góp phần định hướng phát triển hiện nay và trong tương lai của lưu vực.
Phòng tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ các rủi ro đối với hệ sinh thái sông, an ninh lương thực, sinh kế và chất lượng nước do gia tăng hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi cũng như thủy điện, giao thông thủy và các hoạt động phát triển khác trong lưu vực, đồng thời nhận thức rằng các tác động của biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng các thách thức này.
Tiếp tục tăng cường hiệu quả thực hiện các Thủ tục của Ủy hội sông Mekong quốc tế nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995; cam kết thực hiện hiệu quả các Thủ tục của Ủy hội nhằm đạt được các mục tiêu của Hiệp định.
Tìm kiếm và xác định các cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác đối thoại, các đối tác phát triển hiện tại và các đối tác mới cũng như các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế.
Tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai trong lưu vực do lũ lụt, hạn hán và tác động của nước biển dâng; giám sát và thực hiện các giải pháp duy trì chất lượng nước tốt trong lưu vực sông Mekong.
Về định hướng tiếp theo, các nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết và cam kết chính trị cao nhất đối với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995./.
Toàn văn Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị MRC  (05/04/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đảm nhiệm thêm nhiệm vụ mới  (05/04/2014)
Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Ủy hội sông Mekong quốc tế  (05/04/2014)
“Tuyên truyền về Hiến pháp cần thực hiện bài bản, khoa học”  (05/04/2014)
“Tuyên truyền về Hiến pháp cần thực hiện bài bản, khoa học”  (05/04/2014)
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân  (05/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên