Phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Ngày 12-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 14, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
Theo Dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, công tác cải cách tư pháp được tích cực triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả rõ rệt. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục có chuyển biến tích cực; hạn chế tình trạng oan, sai, án tồn đọng quá hạn luật định, nâng cao tỷ lệ giải quyết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc tiến hành tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và tổ chức nghiên cứu xây dựng một số đề án, báo cáo chuyên đề làm sáng tỏ những vấn đề được Bộ Chính trị giao phục vụ việc tổng kết Nghị quyết 49.
Các đại biểu tập trung làm rõ những kết quả nổi bật, hạn chế trong công tác thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp thời gian qua; phân tích nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp về phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp thời gian tới.
Về nhiệm vụ trong năm 2014, Ban Chỉ đạo xác định tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị về kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các đề án, báo cáo chuyên đề phục vụ việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật phù hợp với quy định của Hiến pháp (sửa đổi). Nghiên cứu xây dựng một số dự án Luật, văn bản pháp luật về tố tụng cũng như tổ chức chỉ đạo việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cũng tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về Dự thảo Chương trình làm việc, kế hoạch phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về kết quả tổng kết Nghị quyết số 49; Đề án quy hoạch tổng thể phát triển các cơ quan tư pháp, cơ quan hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân đến năm 2020.
Phát biểu ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo vào các Dự thảo đề án, đồng thời cho rằng công tác cải cách tư pháp thời gian qua được các cấp ủy, tổ chức đảng và các đơn vị chức năng triển khai tích cực và đã mang lại kết quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.
Chủ tịch nước đề nghị Ban Soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến nhằm hoàn thiện đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới./.
Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc ngày 20-5 tới  (12/03/2014)
Việt Nam dự Hội thảo chính sách an ninh - quốc phòng ASEAN - EU  (12/03/2014)
Chủ tịch nước nói chuyện với Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp  (12/03/2014)
Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước viếng nữ anh hùng Cuba  (12/03/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam