Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận báo cáo của các ủy ban chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt
Ngày 6-5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có cuộc thảo luận mở về 3 báo cáo quan trọng: Chống khủng bố (theo nghị quyết 1373); Trừng phạt các cá nhân và tổ chức liên quan tới An-kê-đa (Al-Quaeda) và Ta-li-ban (nghị quyết 1267); Chống phổ biến vũ khí (nghị quyết 1450) của Chủ tịch các ủy ban thuộc Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Crô-a-ti-a, ngài Nê-vơn Giu-ri-ca (Neven Jurica), Chủ tịch các ủy ban chống khủng bố, được thành lập theo nghị quyết 1373 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cho biết, chủ nghĩa khủng bố vẫn là một thách thức lớn đối với hòa bình và an ninh quốc tế; hiện Ủy ban này đã triển khai nhiều sáng kiến quan trọng nhằm tạo lập nền tảng cơ bản cho nỗ lực chống khủng bố trên quy mô toàn cầu. Sáu tháng qua, Ủy ban đã thông qua kế hoạch mới của Ban Giám đốc điều hành Ủy ban chống khủng bố (CTED), theo đó, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Ủy ban này sẽ được thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả và phù hợp hơn với các yêu cầu kỹ thuật, thúc đẩy đối thoại giữa CTED với các thành viên. Đồng thời tăng cường hợp tác giữa CTED với các tổ chức quốc tế và khu vực. Ủy ban cũng đã thông qua báo cáo đánh giá sơ bộ (PIA) của các nước thành viên về thực hiện nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tính đến cuối năm 2007, Ủy ban đã thông qua 158 PIA và đang cùng các tiểu ban do Pháp, Nga, Việt Nam làm chủ tịch phân tích thông qua các báo cáo còn lại. Tính đến thời điểm này, 167 PIA đã được chấp thuận và số báo cáo còn lại sẽ được ủy ban thông qua trong những tháng tới. Ủy ban đã thông qua chương trình làm việc cho tới ngày 30-6 tới và thực hiện nhiều chuyến đi thực tế tới các nước thành viên nhằm giám sát và thúc đẩy việc thực hiện nghị quyết 1373. Ủy ban và CTED thường xuyên thảo luận với các nước thành viên về vấn đề trợ giúp kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả chống khủng bố.
Đại sứ Bỉ, ngài Giô-han Vơ-bích (Johan Verbeke), Chủ tịch Ủy ban trừng phạt các cá nhân và tổ chức liên quan tới An-kê-đa và Ta-li-ban, (được thành lập theo quyết định 1267 năm 1999 của Hội đồng Bảo an), khẳng định cơ chế trừng phạt theo nghị quyết 1267 là công cụ mạnh mẽ, mang tính toàn cầu, trong cuộc chiến chống An-kê-đa và Ta-li-ban và các tổ chức khủng bố liên quan, bổ sung cho những biện pháp được thể hiện ở cấp quốc gia, khu vực và tiểu vùng. Ông cho biết việc cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng danh sách các tổ chức và cá nhân bị trừng phạt theo nghị quyết 1267 vẫn là hoạt động trung tâm của Ủy ban. Ủy ban đã xem xét báo cáo của nhóm giám sát và tổ chức nhiều cuộc thảo luận khác nhau về các biện pháp phong tỏa tài sản, cấm đi lại và cấm vận vũ khí đối với các cá nhân và tổ chức liên quan tới An-kê-đa, Ta-li-ban và các tổ chức khủng bố khác.
Đại sứ Cô-xta Ri-ca, ngài Hoóc-hê Ơ-bi-na (Jorge Urbina), Chủ tịch Ủy ban chống phổ biến vũ khí hủy diệt, được thành lập theo nghị quyết 1540 năm 2004 của Hội đồng Bảo an cho biết, đến nay, hơn 150 quốc gia đã cung cấp ít nhất 1 báo cáo về lĩnh vực này cho Ủy ban và khoảng 100 quốc gia đã cung cấp báo cáo bổ sung.
Phát biểu tại phiên thảo luận này, Đại sứ Hoàng Chí Trung, phó Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an liên quan tới các lĩnh vực chống chủ nghĩa khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt.
Kể từ khi trở thành thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã có những đóng góp xây dựng vào công việc của ba ủy ban nói trên, đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Chống khủng bố. Việt Nam chia sẻ báo cáo của ba chủ tịch ủy ban, đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban trừng phạt các cá nhân và tổ chức liên quan tới An-kê-đa và Ta-li-ban nhằm nâng cao hiệu quả và thực hiện đầy đủ, công bằng cơ chế trừng phạt; ủng hộ nỗ lực của Ủy ban Chống khủng bố trong việc xem xét các báo cáo đánh giá sơ bộ, một công cụ để thúc đẩy đối thoại với các nước thành viên nhằm thực hiện Nghị quyết 1373. Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận về Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết 1373 (2001) của các nước thành viên, coi đây là tài liệu đưa ra bức tranh toàn cảnh về nỗ lực chống khủng bố và chỉ ra những lĩnh vực cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng đánh giá cao nỗ lực của Nghị quyết 1540 và những sáng kiến của ủy ban này nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Phái đoàn đại diện Việt Nam đã đưa ra ba sáng kiến nhằm thúc đẩy công việc của ba ủy ban nói trên trong tháng tới, đó là, thúc đẩy các cuộc đối thoại có ý nghĩa với các nước thành viên và thúc đẩy sự hỗ trợ của các quốc gia cho công việc của các ủy ban; các ủy ban cần cố gắng đưa ra bức tranh cụ thể và chính xác về những nỗ lực của các quốc gia thành viên, thấu hiểu những khó khăn thách thức của các nước và cùng với họ tìm ra những biện pháp thích ứng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an; tăng cường phối hợp giữa ba ủy ban và các nhóm chuyên viên./.
“Chiến tranh lạnh” đã được nhen nhóm trong giai đoạn cuối cùng của Thế chiến thứ II  (09/05/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên