Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổ chức giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014
Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng được nhân dân và cấp ủy, chính quyền đánh giá cao. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Mặt trận và các đoàn thể đã làm tốt hơn công tác chăm lo cho người nghèo; tích cực phát động ủng hộ, cứu trợ nhân dân. Công tác giám sát, hiệu quả hoạt động của các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng ngày càng được phát huy. Hiệu quả từ cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách... đã góp phần ổn định đời sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng tổ chức bộ máy của Mặt trận và các tổ chức thành viên vẫn còn nhiều bất cập, cần có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới. Ủy ban Trung ương Mặt trận cần chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ, chế độ chính sách.
Một số ý kiến đề nghị cần khẳng định, trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng nhân dân ta luôn giữ được sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,... góp phần giữ vững sự ổn định tình hình đất nước. Đồng thời, các đại biểu đề nghị bổ sung những lo lắng của nhân dân trước sự phát triển kinh tế chưa vững chắc, nhiều bức xúc của nhân dân trước những tồn tại, bất cập trong xã hội như phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ, đời sống người lao động ngày càng thêm khó khăn, những tiêu cực trong khám chữa bệnh, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm... được phản ánh kiến nghị nhiều nhưng các cấp, các ngành chậm có biện pháp khắc phục...
Về nhiệm vụ công tác năm 2014, đa số các đại biểu đồng tình với nội dung chương trình phối hợp và thống nhất hành động. Các đại biểu nhấn mạnh đến công tác giám sát và phản biện xã hội phải bảo đảm đúng thực chất. Quan tâm rà soát việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài để có những kiến nghị, đề xuất phù hợp...
Tại Hội nghị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hiệp thương nhân sự thay thế, bổ sung. Theo đó, bổ sung 11 vị vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, bổ sung 2 vị vào Đoàn Chủ tịch và 1 vị Phó Chủ tịch không chuyên trách. Bà Võ Thị Dung - Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh là phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII. Như vậy, số lượng ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII là 350 vị, số lượng ủy viên Đoàn Chủ tịch là 58 vị.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh và ghi nhận các ý kiến phát biểu tâm huyết và sâu sắc của các đại biểu. Đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, các đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở cũng như sự góp ý hiệu quả của các Hội đồng tư vấn giúp cho công tác Mặt trận đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền; góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trong giai đoạn mới, đòi hỏi sự nỗ lực, chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có sự cố gắng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp sửa đổi cũng đã khẳng định chức năng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần sớm nghiên cứu, tham mưu các văn bản pháp luật quy định về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh đến một số công việc trọng tâm trong thời gian tới. Đó là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có chương trình khảo sát một số mô hình hoạt động đạt kết quả cao của các cấp Mặt trận; tập hợp ý kiến về các văn bản quy định hiện nay với chính quyền để tạo cơ chế, môi trường hoạt động tốt hơn; sớm triển khai xây dựng đề án chăm lo và phát huy văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;...
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt hơn việc lắng nghe dân nói, nói cho dân biết và làm cho dân tin, vì sự vững mạnh của chính quyền, đất nước… Trong đó, việc tổ chức giám sát và phản biện xã hội sẽ là nhiệm vụ trọng tâm. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự tin tưởng, các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ luôn nỗ lực hết sức mình góp phần giúp cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc ngày càng được phát huy trong giai đoạn mới.
Nhân dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tặng cờ thi đua xuất sắc toàn diện cho 7 tỉnh, thành phố; tặng thưởng cờ xuất sắc toàn diện cho 22 tỉnh, thành phố và bằng khen cho 34 tỉnh, thành phố./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ khởi công xây cầu nối với Campuchia  (14/01/2014)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Tây Ban Nha  (14/01/2014)
Biến đổi trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội ở nước ta trước tác động của nền kinh tế thị trường  (14/01/2014)
Lễ phát động “Hành trình cuộc sống” và trao tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn  (14/01/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên