Định hướng xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2015
Tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo này có Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam Louis Chamberlain cùng nhiều học giả trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc và dẫn đề, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh điểm lại những nét nổi bật trong quá trình phát triển của ASEAN trong 46 năm qua. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, ASEAN đã tạo lập và thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhằm thúc đẩy và giữ vững môi trường an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Rộng hơn, ASEAN đã khuyến khích các đối tác chủ chốt, các nước lớn tham gia vào khu vực trên tinh thần hợp tác, cùng xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, khu vực. Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, các đặc điểm này tạo nền tảng, động cơ và môi trường phát triển của ASEAN trong tương lai.
Tuy nhiên, trong thế giới mà cơ hội đan xen cùng thách thức, những yếu tố thuận lợi này cũng tồn tại song song với những điểm bất lợi, khó khăn cho ASEAN. Chính vì thế, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng, ASEAN cần thống nhất cách tiếp cận xây dựng nội hàm của Tầm nhìn 2015 và đây phải là bước tiếp nối của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN theo 3 trụ cột an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nêu rõ: “ASEAN muốn phát triển được sau 2015 thì trước hết, chúng ta phải đạt được những tiêu chí đúng lộ trình, đúng hạn, đúng mục tiêu từ nay đến 2015. Không làm được điều này thì không có đà để phát triển sau 2015. Muốn đạt được mục tiêu từ nay đến năm 2015, đột phá về liên kết và hội nhập kinh tế là quan trọng nhất. Chúng ta nói đã đi được 80% hay 2/3 chặng đường hội nhập kinh tế, nhưng thực chất 80% đó đã đạt được đến đâu hay mới chỉ ở giai đoạn khởi động. 20% còn lại là liên kết hội nhập cao hơn, đòi hỏi chúng ta từ nay đến năm 2015 phải quyết liệt hơn ở cấp độ quốc gia và khu vực”.
Về phần mình, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam kể từ khi gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1995. Theo Tổng Thư ký Lê Lương Minh, Việt Nam có thể tiếp tục vai trò tích cực và chủ động hơn nữa trong chương trình nghị sự của ASEAN sau năm 2015.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói: “Trước hết, tập trung vào giáo dục, giáo dục phải là trọng tâm trong chiến lược phát triển của Việt Nam, vì giáo dục cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác. Yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực này cũng chính là nguồn nhân lực trẻ và có chất lượng ngày càng cao. Điều thứ hai không kém phần quan trọng là Việt Nam cần tăng cường nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh niên, sinh viên và học sinh về Cộng đồng ASEAN”.
Trong 2 ngày diễn ra Hội thảo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ thảo luận về các chủ đề như: Tổng quan về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng lớn sau năm 2015; Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Thực trạng và triển vọng sau năm 2015; Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và mục tiêu hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN hướng về người dân; và cuối cùng là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và hướng phát triển sau năm 2015./.
Liên hợp quốc ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam  (03/12/2013)
Quy định xử phạt hành chính về quản lý tài sản nhà nước  (03/12/2013)
Quy định mới về cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (03/12/2013)
Tăng cường công tác mặt trận ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia  (03/12/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên