Ninh Thuận cần quan tâm chăm lo đời sống của người dân phải di dời, tái định cư dự án điện hạt nhân
21:21, ngày 27-11-2013
Chiều 27-11-2013, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Trong những năm qua, Ninh Thuận đã phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Riêng năm 2013, kinh tế - xã hội của Ninh Thuận tiếp tục có những chuyển biến tích cực, dự kiến có 10/14 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, ước tốc độ tăng trưởng GDP tăng khoảng 10,5%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 22 triệu đồng; môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện; giải quyết việc làm mới cho trên 15,5 nghìn lao động, giảm 2% hộ nghèo trong năm 2013 (hiện còn 9,2%)...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, Ninh Thuận còn gặp nhiều có khăn, trong đó nổi lên là hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, thiếu nước ngọt cho phát triển nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương để phục vụ cho phát triển, nhất là lợi thế về phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, diêm nghiệp, du lịch - dịch vụ... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Ninh Thuận cần đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, đồng thời chú trọng cải thiện môi trường, thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế như trồng cây ăn trái, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ninh Thuận cần chung tay cùng cả nước thực hiện dự án điện hạt nhân, trước hết là tạo sự đồng thuận trong nhân dân, gắn với chăm lo đời sống của người dân phải di dời, tái định cư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ninh Thuận thực hiện quyết liệt hơn nữa chương trình xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, gắn với hỗ trợ người dân phát triển sản xuất ở các xã nông thôn mới… Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của địa phương, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2013.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận liên quan đến cơ chế chính sách trong đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh./.
Riêng năm 2013, kinh tế - xã hội của Ninh Thuận tiếp tục có những chuyển biến tích cực, dự kiến có 10/14 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, ước tốc độ tăng trưởng GDP tăng khoảng 10,5%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 22 triệu đồng; môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện; giải quyết việc làm mới cho trên 15,5 nghìn lao động, giảm 2% hộ nghèo trong năm 2013 (hiện còn 9,2%)...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, Ninh Thuận còn gặp nhiều có khăn, trong đó nổi lên là hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, thiếu nước ngọt cho phát triển nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương để phục vụ cho phát triển, nhất là lợi thế về phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, diêm nghiệp, du lịch - dịch vụ... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Ninh Thuận cần đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, đồng thời chú trọng cải thiện môi trường, thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế như trồng cây ăn trái, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ninh Thuận cần chung tay cùng cả nước thực hiện dự án điện hạt nhân, trước hết là tạo sự đồng thuận trong nhân dân, gắn với chăm lo đời sống của người dân phải di dời, tái định cư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ninh Thuận thực hiện quyết liệt hơn nữa chương trình xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, gắn với hỗ trợ người dân phát triển sản xuất ở các xã nông thôn mới… Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của địa phương, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2013.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận liên quan đến cơ chế chính sách trong đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh./.
Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức năm 2014  (27/11/2013)
Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp  (27/11/2013)
Nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn sáng sủa hơn  (27/11/2013)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay