Khai mạc Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII
07:04, ngày 22-10-2013
TCCSĐT - Đúng 9 giờ ngày 21-10, tại Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ sáu với các nội dung quan trọng và mang ý nghĩa lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước.
Phiên khai mạc được truyền hình, truyền thanh trực tiếp để đông đảo cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã tham dự khai mạc.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chào mừng các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý đến dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội và cũng là nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là kỳ họp có vị trí đặc biệt quan trọng để chúng ta nhìn lại chặng đường gần ba năm qua, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác của ngành tư pháp, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng sau:
Một là, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thu hút được sự tham gia tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết của đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài. Sau Kỳ họp thứ năm, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên, nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Quốc hội, nhân dân, các ngành, các cấp, các chuyên gia, các nhà khoa học. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã dành thời gian cho ý kiến về Dự thảo và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lấy ý kiến về Dự thảo. Để việc thông qua Dự thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Hai là, thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân nên nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành ba kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện Dự thảo Luật.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: Quốc hội yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận, kết hợp với việc thảo luận, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xử lý thấu đáo các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm để Quốc hội thông qua một đạo luật về đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và lòng mong mỏi của nhân dân.
Ba là, Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét và thông qua các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.
Bốn là, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, thứ tư, thứ năm; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Tại phiên khai mạc, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đến hết năm 2015. Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Trước phiên khai mạc, các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc hội đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó, Quốc hội họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của Kỳ họp./.
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII, sáng 21-10 |
Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã tham dự khai mạc.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chào mừng các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý đến dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội và cũng là nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là kỳ họp có vị trí đặc biệt quan trọng để chúng ta nhìn lại chặng đường gần ba năm qua, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác của ngành tư pháp, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII |
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng sau:
Một là, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thu hút được sự tham gia tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết của đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài. Sau Kỳ họp thứ năm, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên, nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Quốc hội, nhân dân, các ngành, các cấp, các chuyên gia, các nhà khoa học. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã dành thời gian cho ý kiến về Dự thảo và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lấy ý kiến về Dự thảo. Để việc thông qua Dự thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Hai là, thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân nên nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành ba kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện Dự thảo Luật.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: Quốc hội yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận, kết hợp với việc thảo luận, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xử lý thấu đáo các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm để Quốc hội thông qua một đạo luật về đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và lòng mong mỏi của nhân dân.
Ba là, Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét và thông qua các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.
Bốn là, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, thứ tư, thứ năm; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Tại phiên khai mạc, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đến hết năm 2015. Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Trước phiên khai mạc, các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc hội đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó, Quốc hội họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của Kỳ họp./.
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Vê-nê-xu-ê-la  (22/10/2013)
Chủ tịch nước tiếp Tổng giám đốc Hãng ITAR-TASS  (21/10/2013)
Thường trực Ban Bí thư tiếp đoàn nhân dân Ấn Độ  (21/10/2013)
Ban hành kết luận Bộ Chính trị về phát triển Hải Phòng  (21/10/2013)
Xử lý nghiêm các hành vi can thiệp, bỏ lọt tội phạm  (21/10/2013)
Thủ tướng gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội khóa 13  (21/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên