Phó Thủ tướng đánh giá cao cơ cấu dân số "vàng"
Sáng 24-9, phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 2003 - 2013 tổ chức tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định vấn đề dân số vô cùng quan trọng, không chỉ có tác động đến hiện tại mà có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước trong vài chục năm.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh 5 thành tựu nổi bật của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình như Việt Nam đã duy trì được tỷ suất sinh, đã đạt và giữ vững mức sinh thay thế trong nhiều năm. Từ năm 1960, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam là 6,3-6,4 con; đến năm 2012, con số này giảm xuống, chỉ còn 2,05 con.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã duy trì mức sinh hợp lý, nhờ vậy có được cơ cấu dân số “vàng" và sẽ kéo dài đến năm 2049; tuổi thọ bình quân tăng từ 40 tuổi (năm 1960) lên 73 tuổi (2012); tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012)...
Cùng với những thành tựu đạt được, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới. Đó là, dù tổng tỷ suất sinh của Việt Nam đã đạt mức sinh 2 con nhưng xét từng địa phương, vùng miền thì có nơi rất cao, nhưng có nơi lại rất thấp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vùng Đông Nam bộ; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, cả nước hiện nay ở mức 112,3 bé trai/100 bé gái và xu hướng còn tăng lên trong thời gian tới; Vấn đề chăm sóc người cao tuổi không đồng đều, hầu như chỉ mới tập trung tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…
Từ những khó khăn, thách thức trên, Phó Thủ tướng đề nghị ngành dân số khi xây dựng chính sách phải có tầm nhìn xa và phải có sự tính toán cho phù hợp. Vì vậy khi xây dựng dự Luật Dân số, ngành dân số tiếp thu các bài học trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, hơn 50 năm thực hiện chính sách dân số của Việt Nam, các bài học quốc tế, cả bài học thành công cũng như chưa thành công… để có được một bộ luật tốt nhất, phù hợp, thúc đẩy công tác dân số nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung.
Tại hội nghị, ông Arthur Key, Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến 2015. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam sớm xây dựng dự thảo Luật Dân số trình quốc hội./.
Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 9-1-2003, có hiệu lực từ ngày 1-5-2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 PLDS được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 27-12-2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành PLDS của Chính phủ, của các Bộ, ngành có liên quan. Pháp lệnh Dân số là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cư, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người); quy định các nội dung quản lý nhà nước về dân số và công tác dân số. |
Hiệp hội Thương mại Mỹ hợp tác với tỉnh Đồng Nai  (24/09/2013)
Triển khai đồng bộ biện pháp duy trì an ninh Tây Bắc  (24/09/2013)
Tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nam - Campuchia  (24/09/2013)
Kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang Malaysia  (24/09/2013)
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rực rỡ  (24/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển