Trưng bày tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
Triển lãm trưng bày hơn 50 bản đồ cổ và hàng chục tư liệu, hình ảnh quý chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Biển Đông.
Đây là những tư liệu, bản đồ do người Việt Nam thực hiện, do các nước phương Tây và cả Trung Quốc công bố từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, thể hiện sự nhất quán, liên tục và có giá trị khoa học, thuyết phục, chứng minh một sự thật lịch sử: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý là tài liệu sách giáo khoa "Khởi đồng thuyết ước" dùng trong các trường học thời Tự Đức đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc ghi chú đầy đủ về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cùng với 50 bản đồ được các nhà hàng hải phương Tây, các nước trên thế giới thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông là của Việt Nam.
Đặc biệt, nhóm bản đồ do Trung Quốc công bố ở nhiều lĩnh vực hành chính, khai thác dầu mỏ, giao thông vận tải..., đều dừng lại ở địa phận đảo Hải Nam, tuyệt đối không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Điều này góp thêm bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.
Triển lãm cũng trưng bày các châu bản Triều Nguyễn, thư tịch, bản đồ, ghi chép cổ của Việt Nam thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kỳ lịch sử; Bản tấu trình của Bộ Công về việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa, châu bản Triều Nguyễn, ngày 2-4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (1838); tư liệu Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm tấu trình xin trừ các hạng thuế trên thuyền đi phục vụ các công vụ ở Hoàng Sa, Châu bản Triều Nguyễn ngày 19-7 năm Minh Mạng thứ 19; Sắc chỉ triều Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 15 - 1834) liên quan đến đội Hoàng Sa, tộc họ Đặng ở xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) được lưu giữ hơn 170 năm qua, hay Hình ảnh cửu đỉnh của Triều Nguyễn có khắc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó trưng bày cận cảnh bản khắc Hoàng Sa - Trường Sa…
Một số hình ảnh sinh động về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; hoạt động của Hải quân Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo… cũng được trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm kéo dài đến ngày 20-10./.
Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Đan Mạch  (20/09/2013)
Khai mạc Liên hoan Hữu nghị nhân dân Việt Nam - Nhật Bản  (20/09/2013)
Cần làm rõ chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức  (20/09/2013)
Kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản  (20/09/2013)
Điện mừng Thủ tướng Palestine được tái bổ nhiệm  (20/09/2013)
Trao đổi thư mừng dịp kỷ niệm ngoại giao Việt - Nhật  (20/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển