Góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào
TCCSĐT - Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên biên giới tại Lào, chiều 18-9-2013 tại Viêng Chăn, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn (Chummaly Saynhasone) tiếp.
Bộ trưởng Trần Đại Quang chân thành cảm ơn Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn đã dành thời gian tiếp Đoàn, bày tỏ niềm vui thăm lại nước Lào tươi đẹp và mến khách. Bộ trưởng đã thông báo một số nét về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua cũng như đánh giá cao việc Bộ An ninh Lào đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên biên giới và các hội nghị liên quan, khẳng định vị thế của nước Lào trong khu vực và quốc tế.
Bộ trưởng khẳng định Bộ Công an Việt Nam sẽ làm hết sức để hợp tác chặt chẽ cùng Bộ an ninh Lào trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam và Lào; đồng thời tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thúc đẩy hợp tác đào tạo, phối hợp chặt chẽ phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy; giữ gìn an ninh trật tự vùng biên.
Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn hoan nghênh Đại tướng Trần Đại Quang đã tham dự Hội nghị ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên biên giới lần thứ 9 được tổ chức tại Lào. Hỏi thăm tình hình thiên tai ở Việt Nam, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ đặc biệt Việt - Lào thời gian qua cũng như đánh giá cao sự giúp đỡ hiệu quả của Bộ Công an Việt Nam góp phần thiết thực vun đắp quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn khẳng định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Mối quan hệ này đã được thử thách qua thời gian nên cần phải bảo vệ giữ gìn cho hôm nay và thế hệ mai sau. Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn mong muốn trong thời gian tới, hai Bộ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, vì sự bình yên của xã hội và hạnh phúc của nhân dân mỗi nước, góp phần vun đắp cho mối quan hệ truyền thống Việt-Lào phát triển mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
** Cùng ngày tại cửa khẩu Đắk Tà Ọoc, huyện Nam Giang, lễ kết nghĩa thôn, bản hai bên biên giới giữa huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và huyện Đắk Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào) đã được tổ chức. Tham dự lễ kết nghĩa có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo tỉnh Sê Kông.
Do ảnh hưởng của bão số 8 nên trời mưa như trút nước, đường nhiều nơi bị chia cắt, nhưng từ các thôn bản vùng biên của huyện Đắk Chưng, tỉnh Sê Kông và các làng bản vùng biên của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm đồng bào đã đội mưa đến dự lễ kết nghĩa. Tại lễ kết nghĩa, đại diện tỉnh Sê Kông đánh giá cao sự giúp đỡ của chính quyền, nhân dân Quảng Nam đối với tỉnh trong những năm qua, như: Xây trường, hỗ trợ gạo, khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.
Với nhân dân vùng biên hai nước, lễ kết nghĩa không chỉ là cầu nối để họ gần nhau hơn, mà còn là môi trường để giúp nhau bảo tồn bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế xã hội. Tại lễ kết nghĩa, hai bên đã thống nhất kết nghĩa giữa 8 cặp thôn, bản. Đây sẽ là cơ sở để tình hữu nghị vùng biên giữa hai nước Việt Nam - Lào thắm thiết hơn, góp phần nâng cao sức mạnh của các cấp, các ngành, các lực lượng và quần chúng nhân dân hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của mỗi bên; giúp nhau phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Lễ kết nghĩa thôn, bản lần này đã góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh Quảng Nam và Sê Kông nói riêng, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt - Lào nói chung./.
Tích cực vun đắp quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản  (18/09/2013)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng Việt Nam - Cu-ba  (18/09/2013)
Tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước  (18/09/2013)
Hội thảo “70 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”  (18/09/2013)
Đắk Lắk cần coi trọng công tác đoàn kết các dân tộc  (18/09/2013)
Quyền tư pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (18/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển