Vừa vũ trang, vừa ngoại giao
20:36, ngày 16-09-2013
TCCSĐT - Thời gian vừa qua có rất nhiều động thái từ nhiều đối tác khác nhau làm cho tình hình chính trị - an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á nói riêng, diễn biến rất sôi động và phức tạp.
Những biến động đó tác động mạnh mẽ tới các mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa các đối tác. Chúng ảnh hưởng sâu sắc tới tương quan lực lượng về chính trị và quân sự ở khu vực. Chúng báo hiệu những chuyển biến và đột biến trong cục diện tình hình chung tới đây ở khu vực.
Đáng kể trước hết là những động thái từ Mỹ và Trung Quốc cũng như từ Ấn Độ và Nhật Bản. Mỹ triển khai thực hiện rất nhất quán và bài bản sự điều chỉnh chiến lược sang khu vực này. Cả Phó Tổng thống Giô Bai-đơn (Joe Biden) lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Giôn Ke-ry (John Kerry) và Bộ trưởng Quốc phòng Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel) đều công du khu vực nhằm củng cố quan hệ đồng minh chiến lược và tranh thủ đối tác, kết hợp duy trì tiếp xúc chính trị cấp cao với tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư và đẩy mạnh hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh.
Một trong những bước đi của Mỹ mà dư luận đặc biệt quan tâm là việc Mỹ quyết định tăng viện trợ quân sự và đàm phán với Phi-líp-pin mở rộng mức độ hiện diện quân sự ở quốc gia này để lách quy định của hiến pháp Phi-líp-pin không cho phép quân đội nước ngoài đồn trú thường xuyên trên lãnh thổ nước này. Mặc dù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, Chính phủ Mỹ vẫn đã nhiều lần khẳng định không để vì thế mà ảnh hưởng đến sự chuyển hướng chiến lược và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc không chỉ tiếp tục tăng mạnh mẽ ngân sách quốc phòng hằng năm mà còn đẩy mạnh hoạt động quân sự cũng như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và trên Biển Đông. Ấn Độ đã tự trang bị thêm một số vũ khí chiến lược để thực hiện chiến lược hướng ra biển và "Hướng Đông" là tầu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu sân bay. Nước này cũng đã nâng cấp quan hệ hợp tác nhiều mặt, đương nhiên trong đó không thể thiếu hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh, với Mỹ và Mi-an-ma. Nhật Bản đã hạ thuỷ chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và đồng thời cũng còn là tàu sân bay cho máy bay trực thăng, tăng mạnh mẽ ngân sách quốc phòng và tiềm lực hải quân trong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính và xã hội ở đó vẫn còn rất khó khăn. Tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như hợp tác quân sự song phương giữa Mỹ với Phi-líp-pin, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a cũng đã đạt tới chất lượng mới.
Không phải vô cớ mà các đối tác lại đồng thời tăng cường tiềm lực quân sự, tập hợp lực lượng, phô trương sức mạnh quân sự và bài binh bố trận mới như thế. Lý do là: mối lo ngại chung gia tăng về nguy cơ mất an ninh và ổn định ở khu vực; lo ngại về lợi ích bị đe dọa; nghi ngại và phòng ngừa lẫn nhau. Nguy cơ an ninh tiềm tàng nhất ở khu vực này xuất xứ từ căng thẳng và đối địch liên quan đến vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như đến việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số đối tác ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Cho tới nay, khu vực này vẫn chưa có được cơ chế chung thích hợp để xử lý và kiềm chế những nguy cơ và đột biến về an ninh.
Bởi thế, các bên đều chủ định tăng cường vũ trang và gây dựng thế an ninh có lợi nhất cho mình, có làm găng và leo thang căng thẳng thì vẫn chỉ đến mức độ vẫn còn có thể kiểm soát nổi. Để làm việc đó và để tranh thủ dư luận, các bên vừa chủ ý coi trọng ngoại giao song phương cũng như đa phương. ASEAN và các đối tác của mình cũng như Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) là những bằng chứng điển hình. Kết quả của việc xây dựng lòng tin thông qua ngoại giao làm nền tảng cho việc giải quyết những vấn để chính trị an ninh nổi cộm ở khu vực cho tới nay còn rất ít ỏi, dù vậy vẫn quan trọng đến mức buộc tất cả các đối tác đều phải coi trọng./.
Đáng kể trước hết là những động thái từ Mỹ và Trung Quốc cũng như từ Ấn Độ và Nhật Bản. Mỹ triển khai thực hiện rất nhất quán và bài bản sự điều chỉnh chiến lược sang khu vực này. Cả Phó Tổng thống Giô Bai-đơn (Joe Biden) lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Giôn Ke-ry (John Kerry) và Bộ trưởng Quốc phòng Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel) đều công du khu vực nhằm củng cố quan hệ đồng minh chiến lược và tranh thủ đối tác, kết hợp duy trì tiếp xúc chính trị cấp cao với tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư và đẩy mạnh hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh.
Một trong những bước đi của Mỹ mà dư luận đặc biệt quan tâm là việc Mỹ quyết định tăng viện trợ quân sự và đàm phán với Phi-líp-pin mở rộng mức độ hiện diện quân sự ở quốc gia này để lách quy định của hiến pháp Phi-líp-pin không cho phép quân đội nước ngoài đồn trú thường xuyên trên lãnh thổ nước này. Mặc dù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, Chính phủ Mỹ vẫn đã nhiều lần khẳng định không để vì thế mà ảnh hưởng đến sự chuyển hướng chiến lược và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc không chỉ tiếp tục tăng mạnh mẽ ngân sách quốc phòng hằng năm mà còn đẩy mạnh hoạt động quân sự cũng như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và trên Biển Đông. Ấn Độ đã tự trang bị thêm một số vũ khí chiến lược để thực hiện chiến lược hướng ra biển và "Hướng Đông" là tầu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu sân bay. Nước này cũng đã nâng cấp quan hệ hợp tác nhiều mặt, đương nhiên trong đó không thể thiếu hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh, với Mỹ và Mi-an-ma. Nhật Bản đã hạ thuỷ chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và đồng thời cũng còn là tàu sân bay cho máy bay trực thăng, tăng mạnh mẽ ngân sách quốc phòng và tiềm lực hải quân trong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính và xã hội ở đó vẫn còn rất khó khăn. Tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như hợp tác quân sự song phương giữa Mỹ với Phi-líp-pin, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a cũng đã đạt tới chất lượng mới.
Không phải vô cớ mà các đối tác lại đồng thời tăng cường tiềm lực quân sự, tập hợp lực lượng, phô trương sức mạnh quân sự và bài binh bố trận mới như thế. Lý do là: mối lo ngại chung gia tăng về nguy cơ mất an ninh và ổn định ở khu vực; lo ngại về lợi ích bị đe dọa; nghi ngại và phòng ngừa lẫn nhau. Nguy cơ an ninh tiềm tàng nhất ở khu vực này xuất xứ từ căng thẳng và đối địch liên quan đến vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như đến việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số đối tác ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Cho tới nay, khu vực này vẫn chưa có được cơ chế chung thích hợp để xử lý và kiềm chế những nguy cơ và đột biến về an ninh.
Bởi thế, các bên đều chủ định tăng cường vũ trang và gây dựng thế an ninh có lợi nhất cho mình, có làm găng và leo thang căng thẳng thì vẫn chỉ đến mức độ vẫn còn có thể kiểm soát nổi. Để làm việc đó và để tranh thủ dư luận, các bên vừa chủ ý coi trọng ngoại giao song phương cũng như đa phương. ASEAN và các đối tác của mình cũng như Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) là những bằng chứng điển hình. Kết quả của việc xây dựng lòng tin thông qua ngoại giao làm nền tảng cho việc giải quyết những vấn để chính trị an ninh nổi cộm ở khu vực cho tới nay còn rất ít ỏi, dù vậy vẫn quan trọng đến mức buộc tất cả các đối tác đều phải coi trọng./.
Chính trị Cam-pu-chia bao giờ ổn định  (16/09/2013)
Tia sáng cuối đường hầm  (16/09/2013)
Tuần tin Cải cách hành chính từ 9-9 đến 15-9  (16/09/2013)
Lào Cai: chú trọng phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong thời kỳ mới  (16/09/2013)
Lào Cai: chú trọng phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong thời kỳ mới  (16/09/2013)
Việt Nam tham dự cuộc họp quan chức ASEAN - Trung Quốc  (15/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển