Trung Quốc: Khai mạc “Diễn đàn Bắc Kinh về nhân quyền” lần thứ 6
Tham dự diễn đàn năm nay có khoảng 100 quan chức, chuyên gia, học giả cấp cao chuyên nghiên cứu về lĩnh vực nhân quyền đến từ 33 quốc gia, cùng đại diện các tổ chức quốc tế, sứ quán các nước thường trú tại Trung Quốc và các chuyên gia học giả trong nước tham dự.
Phát biểu tại diễn đàn kéo dài hai ngày này, Hội trưởng Hội nghiên cứu nhân quyền Trung Quốc (CSHRS) - La Hào Tài (Luo Haocai) cho rằng phát triển nhân quyền không thể là đường một chiều, mỗi quốc gia tăng cường xây dựng nhân quyền và củng cố môi trường cụ thể nhằm bảo đảm nhân quyền đều không giống nhau, phải trên cơ sở thích ứng với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia để tìm kiếm con đường phát triển nhân quyền bền vững của riêng mình.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc Thái Danh Chiếu (Cai Mingzhao) cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc coi tôn trọng và bảo đảm nhân quyền là nguyên tắc quan trọng trong quản lý đất nước, kết hợp giữa tính phổ biến của nhân quyền với thực tế Trung Quốc, kết hợp giữa phát triển sự nghiệp nhân quyền với xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái, nỗ lực thực hiện phát triển bền vững, hài hòa toàn diện, thành công đi theo con đường phát triển nhân quyền phù hợp với tình hình đất nước, trình độ bảo đảm nhân quyền không ngừng bước lên tầm cao mới.
Từ năm 2008 đến nay, Diễn đàn Bắc Kinh về nhân quyền đã tổ chức thành công 5 kỳ hội nghị, trở thành một diễn đàn giao lưu cấp cao về lĩnh vực nhân quyền quốc tế, với sự tham gia của đông đảo các quan chức, chuyên gia, học giả, trí thức danh tiếng về lĩnh vực nhân quyền đến từ nhiều quốc gia, khu vực, dân tộc, bối cảnh văn hóa khác nhau. Tinh thần của diễn đàn là bình đẳng, cởi mở, thiết thực, cùng nhau thảo luận về lý luận và phát triển nhân quyền đương đại, đóng góp trí tuệ và lực lượng cho việc thúc đẩy phát triển bền vững sự nghiệp nhân quyền quốc tế./.
25 triệu người châu Âu đối mặt nguy cơ đói nghèo  (12/09/2013)
Kỷ niệm lần thứ 56 Quốc khánh Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh  (12/09/2013)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc ra Thông điệp ngày Hợp tác Nam - Nam  (12/09/2013)
Góp ý quy định quyền con người trong sửa Hiến pháp  (12/09/2013)
Phát hành bộ tem chung Việt Nam - Singapore lần thứ hai  (12/09/2013)
Biểu dương người có công trong bảo vệ biên giới, biển đảo  (12/09/2013)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay