Việt Nam và Trung Quốc tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác toàn diện
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-8 đến ngày 6-8-2013. Sáng 4-8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Trong bầu không khí hữu nghị và thẳng thắn, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ hai nước, trong đó có các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đạt được giữa hai nước thời gian qua, nhất là thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên cũng đã thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Hai Bộ trưởng đánh giá cao những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, nhất là sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua; đồng thời cho rằng việc lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thường xuyên gặp gỡ, đi thăm lẫn nhau sẽ tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực cũng như kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước.
Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng, việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác toàn diện là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện, nhất là giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân hai nước; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng như trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kết nối giao thông hai nước.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc ba văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
Trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hai bên đánh giá hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao ngày càng hiệu quả và nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợp tác, phối hợp giữa hai bên trong thời gian tới./.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,1% trong năm 2013  (04/08/2013)
Điện mừng Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo I-ran  (04/08/2013)
Toàn quyền Niu Di-lân thăm Việt Nam cấp Nhà nước  (04/08/2013)
Giải pháp phục hồi kinh tế toàn cầu - sự lựa chọn không dễ dàng  (04/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên