QE - Sự “thấp thỏm” của thị trường
17:05, ngày 29-07-2013
TCCSĐT - Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bơ-nan-ki vừa qua cho biết, tùy theo đà phục hồi của nền kinh tế, có thể đến cuối năm nay FED sẽ bắt đầu tính tới việc cắt giảm quy mô gói cứu trợ thứ 3 hay còn gọi là gói nới lỏng định lượng (QE-3) và đến giữa năm 2014 có thể ngừng gói cứu trợ này. Thông báo này đã khiến thị trường “thấp thỏm” và dư luận đặc biệt quan tâm.
Với nhận định cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi, trung tuần tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ra thông báo sẽ tiếp tục duy trì gói cứu trợ QE-3 và giữ nguyên mức lãi suất gần như bằng 0 đã theo đuổi trong nhiều năm qua cho tới khi kinh tế tăng trưởng đủ mạnh để giảm tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao hiện nay. Tuy nhiên, ông chủ Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cho biết, tùy theo đà phục hồi của nền kinh tế, có thể đến cuối năm nay FED sẽ bắt đầu tính tới việc cắt giảm quy mô gói cứu trợ QE-3 từ 85 tỷ USD xuống mức 65 tỷ USD/tháng và đến giữa năm 2014 có thể ngừng gói cứu trợ này. Ngay sau khi FED ra thông báo này, các nhà đầu tư đã cảm thấy bất an, bán tháo cổ phiếu, làm cho các chỉ số chủ lực tại thị trường chứng khoán Niu Oóc đã giảm điểm khá mạnh.
Để QE - hệ quả trái chiều
Kinh tế phục hồi nhanh…
Gói cứu trợ QE được FED dùng để bơm thêm tiền vào thị trường bằng cách mua lại các tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Theo giải thích của FED, điều này sẽ giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng vay mượn để chi tiêu và đầu tư, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quan điểm xưa nay của FED là sẽ duy trì gói cứu trợ này cho tới khi kinh tế phát triển ổn định, tạo ra được nhiều việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 7,5% hiện nay xuống 6,5%. Vì thế kế hoạch này chỉ được dùng sau khi phương thức mua vào trái phiếu mà FED thường dùng trước đây không còn hiệu quả.
Gói cứu trợ QE trong những năm vừa qua đã giúp tăng lượng tiền trong lưu thông, lãi suất giảm siêu thấp tới mức gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng. Trên thực tế, gói cứu trợ này đã chứng minh tính hiệu quả của nó khi nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6, nước Mỹ đã có thêm khoảng 195.000 công việc mới, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định ở mức 7,6%. Trước đó, tháng 4 và tháng 5, thị trường Mỹ cũng đã tạo được thêm 70.000 việc làm, vượt con số ước tính trước đó. Đây là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế Mỹ tiếp tục được cải thiện, bất chấp mức thuế cao hơn, sự cắt giảm chi tiêu của Chính phủ và các dấu hiệu suy yếu ở nước ngoài.
Thêm vào đó, sau nhiều năm chứng kiến những nỗ lực của chính phủ để đưa đất nước thoát khỏi vòng xoáy của khủng hoảng, người dân Mỹ cũng đã bắt đầu có niềm tin vào thị trường bất động sản và bắt đầu mua nhà trở lại. Chỉ số Dow Jones và Standard & Poor 500 đã lập kỷ lục lên mức lần lượt 15215.25 và 1650.34 vào giữa tháng 5-2013, do các nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng FED sẽ duy trì gói cứu trợ QE.
…nhưng tạo nguy cơ bong bóng
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế tại Nomura, Bốp Gian-dua (Bob Janjuah) nhận định: “FED giảm nới lỏng tiền tệ không phải vì kinh tế quá mạnh hay vì lạm phát ổn định hay nền kinh tế đạt tới mức toàn dụng lao động, trong vài năm tới tất cả viễn cảnh này đều chưa thể xảy ra”. Theo ông B. Gian-dua, FED đã lo ngại rằng, họ đang tạo ra một bong bóng tài sản mới. Những bong bóng này sẽ ngày càng trầm trọng nếu FED tiếp tục kéo dài thời gian của gói QE. Và nếu bong bóng tài sản xuất hiện, sự ổn định tài chính của nước Mỹ sẽ bị đe dọa.
Chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu chính phủ hàng tháng đã khiến thị trường chứng khoán tăng vọt. Kể từ khi FED công bố gói QE3, vào hồi tháng 9 năm ngoái đến nay, chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng hơn 12%. Trong khi đó, thị trường việc làm phục hồi ở mức khiêm tốn, tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 và 6 vẫn là 7,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 6,5%, lạm phát khoảng 1,4%, thấp hơn mục tiêu 2,5%. Tăng trưởng GDP vẫn dưới 2% trong quý II sau khi đạt 2,4% vào quý trước đó. Vì thế, sự lo ngại bong bóng tài sản xuất hiện ngay từ khi các thành viên điều hành FED phát hiện sự kỳ vọng của thị trường đã tăng quá mức. Chuyên gia B. Gian-dua dự báo, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chỉ tăng mạnh vào quý III năm nay. Và trải qua giai đoạn điều chỉnh có thể là vào cuối 2013 hoặc đầu 2014, khiến thị trường chứng khoán có thể còn giảm đi khoảng 25%-50%.
Cắt QE - Thị trường bất ổn
USD tăng giá
Ngay sau khi FED công bố dự báo, ngày 20-6, chỉ số của đồng USD giao dịch ở mức 96,45 yên/USD sau khi tăng 1,2% phiên hôm trước. Đồng yên tăng so với ơ-rô lên 127,18 yên/ơ-rô từ 128,22 yên/ơ-rô và đồng USD lên 1,3288 USD/ơ-rô sau khi tăng 0,7% phiên trước. Trên sàn chứng khoán, chỉ số Dollar đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 1%, tăng mạnh nhất 6 tuần sau cuộc họp của FED. Kết thúc cuộc họp 2 ngày, FED cho biết sẽ giữ nguyên chương trình nới lỏng tiền tệ thông qua mua 85 tỷ USD trái phiếu chính phủ hàng tháng mặc dù rủi ro với nền kinh tế và thị trường lao động đã giảm. Đồng yên lập tức tăng khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm và trở thành nơi trú ẩn để bảo toàn đồng vốn của các nhà đầu tư.
Cựu thành viên của Chủ tịch Hội đồng Thống đốc FED, Lo-ren-xơ Mai-ơ (Laurence Meyer) vừa khẳng định các nhà hoạch định chính sách của FED đã sẵn sàng khởi động quy trình “giảm dần đến hết” chương trình mua trái phiếu hàng tháng vào tháng 9 tới và thời gian kết thúc sẽ được công bố vào tháng 7 trong bài phát biểu lộ trình của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bơ-nan-ki. Trả lời phỏng vấn của Hãng Bloomberg về cuộc họp chính sách hôm 18 đến 19-6 vừa qua, ông L. Mai-ơ khẳng định các nhà hoạch chính sách đã đưa ra quyết định và sẽ thực hiện trừ khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế không tiếp tục cải thiện. Cũng theo ông L. Mai-ơ, “món quà lớn nhất” mà ông B. Bơ-nan-ki có thể trao tặng cho vị chủ tịch tiếp theo của FED là ông này phải quyết định về thời điểm bắt đầu thu hẹp gói kích thích QE. Tuy nhiên, có rất ít khả năng FED sẽ bắt đầu thu hẹp gói QE vào tháng 12-2013.
Thị trường chao đảo thái quá
Ngày 19-6, Chủ tịch FED Ben Bơ-nan-ki đã thông báo về kế hoạch rút gọn gói QE, cũng như kế hoạch dừng chương trình vào giữa năm 2014 nếu tình hình kinh tế Mỹ phục hồi một cách khả quan và đáp ứng được những kì vọng. Quyết định của FED đã dội nước lạnh vào các nhà đầu tư khi kì vọng của họ đã không trở thành hiện thực, khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo một cách thái quá. Việc cắt giảm gói QE dẫn tới nỗi lo lãi suất sẽ tăng, đe dọa các doanh nghiệp cần tiền và nhất là bất động sản của Mỹ từ lâu với hình thức mua trả góp đã thành phổ biến. Khả năng lãi suất tăng cũng tác động mạnh tới thị trường vàng và dầu thô. Người dân Mỹ từ lâu đã phải chịu cảnh lãi suất gần 0%, nay khả năng lãi suất tăng khiến họ phấn khích, dẫn tới độ nóng của các kênh vàng và dầu thô giảm mạnh. Các chuyên gia nhận định, nếu FED không có những bước điều chỉnh thích hợp thì việc cắt giảm gói QE sẽ có thể gây ra những tiêu cực lớn cho nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ có thể tái trì trệ, lạm phát sẽ tăng vọt và bất động sản có thể lại đóng băng. Điều đó sẽ dẫn đến việc một gói QE mới lại được tái lập... Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi của chứng khoán Mỹ đã xuất hiện khi 2 chỉ số Standard & Poor’s 500 và Dow Jones Industrial Avarage đã quay đầu tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch ngày 21-6, là cơ sở để ông B. Bơ-nan-ki nói về quá trình thu gọn QE.
Như vậy kể từ tháng 5 năm nay, thị trường Mỹ và thế giới nói chung đã quá nhạy cảm trước những động thái của FED, các hành động nhỏ của FED cũng khiến thị trường phản ứng thái quá, lần này cũng vậy. Trải qua hai tháng giao động, cuối cùng thị trường cũng có sự “bình tĩnh” trở lại. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, vẫn phải đợi những quyết định sau cùng của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bơ-nan-ki thì tình hình có thể ngã ngũ. Điều đó cho thấy, mặc dù nền kinh tế Mỹ tuy đã suy giảm kể từ khi cuộc đại khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bắt đầu năm 2008, nhưng vị thế dẫn đầu của nền kinh tế này vẫn được giữ vững./.
Để QE - hệ quả trái chiều
Kinh tế phục hồi nhanh…
Gói cứu trợ QE được FED dùng để bơm thêm tiền vào thị trường bằng cách mua lại các tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Theo giải thích của FED, điều này sẽ giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng vay mượn để chi tiêu và đầu tư, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quan điểm xưa nay của FED là sẽ duy trì gói cứu trợ này cho tới khi kinh tế phát triển ổn định, tạo ra được nhiều việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 7,5% hiện nay xuống 6,5%. Vì thế kế hoạch này chỉ được dùng sau khi phương thức mua vào trái phiếu mà FED thường dùng trước đây không còn hiệu quả.
Gói cứu trợ QE trong những năm vừa qua đã giúp tăng lượng tiền trong lưu thông, lãi suất giảm siêu thấp tới mức gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng. Trên thực tế, gói cứu trợ này đã chứng minh tính hiệu quả của nó khi nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6, nước Mỹ đã có thêm khoảng 195.000 công việc mới, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định ở mức 7,6%. Trước đó, tháng 4 và tháng 5, thị trường Mỹ cũng đã tạo được thêm 70.000 việc làm, vượt con số ước tính trước đó. Đây là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế Mỹ tiếp tục được cải thiện, bất chấp mức thuế cao hơn, sự cắt giảm chi tiêu của Chính phủ và các dấu hiệu suy yếu ở nước ngoài.
Thêm vào đó, sau nhiều năm chứng kiến những nỗ lực của chính phủ để đưa đất nước thoát khỏi vòng xoáy của khủng hoảng, người dân Mỹ cũng đã bắt đầu có niềm tin vào thị trường bất động sản và bắt đầu mua nhà trở lại. Chỉ số Dow Jones và Standard & Poor 500 đã lập kỷ lục lên mức lần lượt 15215.25 và 1650.34 vào giữa tháng 5-2013, do các nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng FED sẽ duy trì gói cứu trợ QE.
…nhưng tạo nguy cơ bong bóng
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế tại Nomura, Bốp Gian-dua (Bob Janjuah) nhận định: “FED giảm nới lỏng tiền tệ không phải vì kinh tế quá mạnh hay vì lạm phát ổn định hay nền kinh tế đạt tới mức toàn dụng lao động, trong vài năm tới tất cả viễn cảnh này đều chưa thể xảy ra”. Theo ông B. Gian-dua, FED đã lo ngại rằng, họ đang tạo ra một bong bóng tài sản mới. Những bong bóng này sẽ ngày càng trầm trọng nếu FED tiếp tục kéo dài thời gian của gói QE. Và nếu bong bóng tài sản xuất hiện, sự ổn định tài chính của nước Mỹ sẽ bị đe dọa.
Chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu chính phủ hàng tháng đã khiến thị trường chứng khoán tăng vọt. Kể từ khi FED công bố gói QE3, vào hồi tháng 9 năm ngoái đến nay, chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng hơn 12%. Trong khi đó, thị trường việc làm phục hồi ở mức khiêm tốn, tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 và 6 vẫn là 7,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 6,5%, lạm phát khoảng 1,4%, thấp hơn mục tiêu 2,5%. Tăng trưởng GDP vẫn dưới 2% trong quý II sau khi đạt 2,4% vào quý trước đó. Vì thế, sự lo ngại bong bóng tài sản xuất hiện ngay từ khi các thành viên điều hành FED phát hiện sự kỳ vọng của thị trường đã tăng quá mức. Chuyên gia B. Gian-dua dự báo, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chỉ tăng mạnh vào quý III năm nay. Và trải qua giai đoạn điều chỉnh có thể là vào cuối 2013 hoặc đầu 2014, khiến thị trường chứng khoán có thể còn giảm đi khoảng 25%-50%.
Cắt QE - Thị trường bất ổn
USD tăng giá
Ngay sau khi FED công bố dự báo, ngày 20-6, chỉ số của đồng USD giao dịch ở mức 96,45 yên/USD sau khi tăng 1,2% phiên hôm trước. Đồng yên tăng so với ơ-rô lên 127,18 yên/ơ-rô từ 128,22 yên/ơ-rô và đồng USD lên 1,3288 USD/ơ-rô sau khi tăng 0,7% phiên trước. Trên sàn chứng khoán, chỉ số Dollar đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 1%, tăng mạnh nhất 6 tuần sau cuộc họp của FED. Kết thúc cuộc họp 2 ngày, FED cho biết sẽ giữ nguyên chương trình nới lỏng tiền tệ thông qua mua 85 tỷ USD trái phiếu chính phủ hàng tháng mặc dù rủi ro với nền kinh tế và thị trường lao động đã giảm. Đồng yên lập tức tăng khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm và trở thành nơi trú ẩn để bảo toàn đồng vốn của các nhà đầu tư.
Cựu thành viên của Chủ tịch Hội đồng Thống đốc FED, Lo-ren-xơ Mai-ơ (Laurence Meyer) vừa khẳng định các nhà hoạch định chính sách của FED đã sẵn sàng khởi động quy trình “giảm dần đến hết” chương trình mua trái phiếu hàng tháng vào tháng 9 tới và thời gian kết thúc sẽ được công bố vào tháng 7 trong bài phát biểu lộ trình của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bơ-nan-ki. Trả lời phỏng vấn của Hãng Bloomberg về cuộc họp chính sách hôm 18 đến 19-6 vừa qua, ông L. Mai-ơ khẳng định các nhà hoạch chính sách đã đưa ra quyết định và sẽ thực hiện trừ khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế không tiếp tục cải thiện. Cũng theo ông L. Mai-ơ, “món quà lớn nhất” mà ông B. Bơ-nan-ki có thể trao tặng cho vị chủ tịch tiếp theo của FED là ông này phải quyết định về thời điểm bắt đầu thu hẹp gói kích thích QE. Tuy nhiên, có rất ít khả năng FED sẽ bắt đầu thu hẹp gói QE vào tháng 12-2013.
Thị trường chao đảo thái quá
Ngày 19-6, Chủ tịch FED Ben Bơ-nan-ki đã thông báo về kế hoạch rút gọn gói QE, cũng như kế hoạch dừng chương trình vào giữa năm 2014 nếu tình hình kinh tế Mỹ phục hồi một cách khả quan và đáp ứng được những kì vọng. Quyết định của FED đã dội nước lạnh vào các nhà đầu tư khi kì vọng của họ đã không trở thành hiện thực, khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo một cách thái quá. Việc cắt giảm gói QE dẫn tới nỗi lo lãi suất sẽ tăng, đe dọa các doanh nghiệp cần tiền và nhất là bất động sản của Mỹ từ lâu với hình thức mua trả góp đã thành phổ biến. Khả năng lãi suất tăng cũng tác động mạnh tới thị trường vàng và dầu thô. Người dân Mỹ từ lâu đã phải chịu cảnh lãi suất gần 0%, nay khả năng lãi suất tăng khiến họ phấn khích, dẫn tới độ nóng của các kênh vàng và dầu thô giảm mạnh. Các chuyên gia nhận định, nếu FED không có những bước điều chỉnh thích hợp thì việc cắt giảm gói QE sẽ có thể gây ra những tiêu cực lớn cho nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ có thể tái trì trệ, lạm phát sẽ tăng vọt và bất động sản có thể lại đóng băng. Điều đó sẽ dẫn đến việc một gói QE mới lại được tái lập... Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi của chứng khoán Mỹ đã xuất hiện khi 2 chỉ số Standard & Poor’s 500 và Dow Jones Industrial Avarage đã quay đầu tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch ngày 21-6, là cơ sở để ông B. Bơ-nan-ki nói về quá trình thu gọn QE.
Như vậy kể từ tháng 5 năm nay, thị trường Mỹ và thế giới nói chung đã quá nhạy cảm trước những động thái của FED, các hành động nhỏ của FED cũng khiến thị trường phản ứng thái quá, lần này cũng vậy. Trải qua hai tháng giao động, cuối cùng thị trường cũng có sự “bình tĩnh” trở lại. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, vẫn phải đợi những quyết định sau cùng của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bơ-nan-ki thì tình hình có thể ngã ngũ. Điều đó cho thấy, mặc dù nền kinh tế Mỹ tuy đã suy giảm kể từ khi cuộc đại khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bắt đầu năm 2008, nhưng vị thế dẫn đầu của nền kinh tế này vẫn được giữ vững./.
Đoàn đại biểu Tạp chí Cầu Thị thăm và làm việc với Tạp chí Cộng sản  (29/07/2013)
Mô hình thí điểm “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã”- một số vấn đề đặt ra  (29/07/2013)
Mô hình thí điểm “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã”- một số vấn đề đặt ra  (29/07/2013)
Lãnh đạo Lào tiếp đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam  (29/07/2013)
Công đoàn Việt Nam qua các kỳ đại hội  (29/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên