Bộ Tài chính nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013
Thu ngân sách chậm so với kế hoạch đặt ra
Theo Bộ Tài chính, với tiến độ thu như hiện nay, kết hợp với việc thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế thì khả năng giảm thu NSNN năm 2013 là rất lớn. Hiện, nền kinh tế cũng đang phát sinh nhiều nhu cầu tăng chi NSNN năm 2013, nhất là nhu cầu ứng chi đầu tư phát triển để kích cầu nền kinh tế; xử lý các khoản thiếu chi cấp bù chênh lệch lãi suất các ngân hàng chính sách, xử lý khắc phục thiên tai, dịch bệnh...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 356.520 tỷ đồng, tương ứng 43,7% dự toán và tăng 4,5% mức thực hiện cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu nội địa đạt 236.170 tỷ đồng, bằng 43,3% dự toán. Đây là mức thấp so với cùng kỳ một số năm gần đây. Trong khi đó, chi NSNN 6 tháng ước đạt 45,9% dự toán, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quản lý hành chính ước đạt 48,4% so dự toán, tăng 11,6% so cùng kỳ 2012. Chi trả nợ viện trợ ước đạt 49,75 dự toán, tăng 2,8% so cùng kỳ 2012. Về cân đối ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước 92.390 tỷ đồng, bằng 57% mức bội chi Quốc hội quyết định hồi đầu năm.
Bộ Tài chính cho biết, qua theo dõi tình hình cho thấy, mặc dù hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước các tháng đầu năm đã có dấu hiệu tích cực, nhưng chưa vững chắc, chứa đựng nhiều rủi ro. Tăng trưởng kinh tế còn thấp; hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, trở ngại do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng còn khó khăn. Kết quả thực hiện NSNN các tháng đầu năm cho thấy tình hình rất khó khăn.
Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ nay đến cuối năm, ngành Tài chính cần tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Trước tiên cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để thực hiện tiết kiệm. Theo đó, Bộ Tài chính chủ động phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước trọng điểm có số thu NSNN lớn để tìm các giải pháp đột phá, có tính khả thi để tháo gỡ khó khăn, khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, trên cơ sở đó tạo thêm nguồn thu cho ngân sách các địa phương nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung.
Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý thu NSNN, tập trung chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2013. Tập trung thanh, kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của các doanh nghiệp FDI và các ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, những hoạt động đang còn nhiều nghi vấn trong năm 2012.
Đồng thời, rà soát, điều chỉnh một số khoản phí, lệ phí để tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh tồn đọng kinh phí lớn tại đơn vị. Kiểm tra chặt chẽ công tác hoàn thuế. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ nợ đọng đến cuối năm không quá 5% số thực hiện thu.
Kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) bảo đảm thực hiện đúng quy định; tăng cường các giải pháp chống nợ đọng thuế, trốn thuế, kê khai không trung thực về các khoản thu phải nộp ngân sách, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để nắm thông tin các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT thông qua khấu trừ, hoàn thuế.
Đồng thời, đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; tăng cường kiểm soát chi ngân sách, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA,...
Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí dự toán ở các cấp ngân sách theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các địa phương căn cứ vào khả năng thu để tổ chức điều hành chi ngân sách địa phương chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương và an sinh xã hội đã ban hành; hỗ trợ cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai;...
Song song với việc kiểm soát tốt việc thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế; tập trung sức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, xử lý hiệu quả nợ xấu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh.
Đặc biệt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước…; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài nhà nước.
Tổ chức quản lý, theo dõi và dự báo các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để có biện pháp đẩy mạnh thu hút, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam; đồng thời, kiểm soát được các luồng vốn vào - ra và có các giải pháp phòng ngừa tác động bất lợi trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi thị trường./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng làm việc tại tỉnh Đồng Tháp  (24/07/2013)
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về Đề án đổi mới giáo dục  (24/07/2013)
Chủ tịch nước gặp nhân viên Đại sứ quán tại Hoa Kỳ  (24/07/2013)
Học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI  (24/07/2013)
Học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI  (24/07/2013)
Trả lại tên cho 30 liệt sĩ thông qua giám định ADN  (24/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên