Tổng kết chương trình hợp tác giữa Đề án 165, Quỹ Temasek và Trường Đại học công nghệ Nanyang
20:46, ngày 11-07-2013
TCCSĐT - Chiều 11-7 tại Hà Nội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 165, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Quỹ Temasek và Trường Đại học Nanyang (NTU) Xinh-ga-po tổ chức Lễ tổng kết chương trình hợp tác năm 2012 và công bố chương trình hợp tác năm 2013.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Ban Chỉ đạo Đề án 165; Ngài Teck Hean, Đại sứ Xinh-ga-po tại Việt Nam; Ngài Benedict Cheong, Giám đốc điều hành Quỹ Temasek; GS. Freddy Boey, Phó Chủ tịch, Hiệu trưởng Trường Đại học công nghệ Nanyang; giảng viên, nhân viên Đại học công nghệ Nanyang, Quỹ Temasek; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Đề án 165 cùng đông đảo các học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng đã và sẽ tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình hợp tác.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Quynh đánh giá cao kết quả chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp giữa Văn phòng Đề án 165 và các đối tác Xinh-ga-po, qua chương trình, nhiều học viên đã áp dụng những kiến thức lĩnh hội được để áp dụng vào thực tiễn, chia sẻ với những người khác. Đồng chí Nguyễn Văn Quynh cũng đánh giá cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học công nghệ Nanyang và việc Quỹ Temasek tiếp tục tài trợ cho chương trình trong năm 2013 với quy mô lớn hơn. Đồng chí tin tưởng rằng các khóa học tiếp theo trong năm 2013 sẽ đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý Việt Nam, là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Xinh-ga-po và hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Đại sứ Xinh-ga-po, Ngài Teck Hean chào mừng thành công của chương trình hợp tác trong năm 2012, cho rằng đó là sự bổ sung quan trọng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. Hai nước đang có rất nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hai bên đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ đó lên tầm đối tác chiến lược, sẽ chính thức được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long vào tháng 9 này. Nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là duy trì quan hệ của người dân. Và Quỹ Temasek, Trường Đại học công nghệ Nanyang, bằng hoạt động hợp tác đào tạo với Văn phòng Đề án 165, đã và đang tích cực hoạt động theo hướng này.
Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc hệ thống chính trị Việt Nam tại Xinh-ga-po do Quỹ Temasek tài trợ kinh phí đào tạo, Văn phòng Đề án 165 chi trả tiền vé máy bay khứ hồi và sinh hoạt phí cho học viên, Đại học công nghệ Nanyang tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Theo thỏa thuận hợp tác, từ tháng 6 đến tháng 9-2012 đã có 4 khóa đào tạo, bồi dưỡng với các chủ đề khác nhau đã được tổ chức cho 100 cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ hoặc trong diện quy hoạch cấp vụ trở lên. Mỗi đoàn (khóa) 25 người với trưởng đoàn là một cán bộ cấp thứ trưởng, nội dung bồi dưỡng gồm:
- Kinh nghiệm của Chính phủ Xinh-ga-po trong cải cách hành chính công;
- Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động và hoạt động công đoàn;
- Quản lý công hiện đại hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;
- Cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử.
Sau khóa học, Văn phòng Đề án 165 đã gửi phiếu lấy ý kiến của học viên về các khóa học (giảng viên, chương trình và sự áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác). Phân tích kết quả 73 ý kiến phản hồi thì thấy đội ngũ giảng viên được đánh giá rất cao, đa số trải qua các cương vị lãnh đạo, có người là cựu bộ trưởng, thành viên quốc hội, giáo sư giảng dạy nghiên cứu đầu ngành, có trình độ cao và hiểu biết thực tiễn, có phương pháp, tầm nhìn và năng lực dự báo tình hình. Đa số học viên cũng hài lòng về nội dung chương trình đào tạo, phương tổ chức và cấu trúc khóa học (2 tuần với 10 ngày học và làm việc). Tất cả các học viên nhận thấy các kiến thức học được thông qua các chuyên đề của chương trình đào tạo rất bổ ích và có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Mức độ lan tỏa của chương trình khá cao, 100 học viên qua đào tạo đã chia sẻ kiến thức lĩnh hội ở Xinh-ga-po cho hơn 2.000 người.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2013, với sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của Quỹ Temasek, Đại học công nghệ Nanyang tổ chức đào tạo, Văn phòng Đề án 165 sẽ tổ chức 6 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 150 cán bộ lãnh đạo quản lý về hoạt động lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực. Đối tượng học viên là cán bộ giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đoàn sẽ do một đồng chí lãnh đạo tỉnh (cấp thứ trưởng) làm trưởng đoàn. Thời gian triển khai từ tháng 8 đến tháng 12-2013.
Những kết quả và kinh nghiệm thu được qua chương trình hợp tác năm 2012 sẽ giúp cho việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giữa văn phòng Đề án 165 với Đại học công nghệ Nanyang và Quỹ Temasek trong năm 2013 và các năm tiếp theo ngày càng hiệu quả và thiết thực./.
Đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Ban Chỉ đạo Đề án 165 phát biểu khai mạc. |
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Quynh đánh giá cao kết quả chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp giữa Văn phòng Đề án 165 và các đối tác Xinh-ga-po, qua chương trình, nhiều học viên đã áp dụng những kiến thức lĩnh hội được để áp dụng vào thực tiễn, chia sẻ với những người khác. Đồng chí Nguyễn Văn Quynh cũng đánh giá cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học công nghệ Nanyang và việc Quỹ Temasek tiếp tục tài trợ cho chương trình trong năm 2013 với quy mô lớn hơn. Đồng chí tin tưởng rằng các khóa học tiếp theo trong năm 2013 sẽ đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý Việt Nam, là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Xinh-ga-po và hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Đại sứ Xinh-ga-po, Ngài Teck Hean chào mừng thành công của chương trình hợp tác trong năm 2012, cho rằng đó là sự bổ sung quan trọng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. Hai nước đang có rất nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hai bên đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ đó lên tầm đối tác chiến lược, sẽ chính thức được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long vào tháng 9 này. Nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là duy trì quan hệ của người dân. Và Quỹ Temasek, Trường Đại học công nghệ Nanyang, bằng hoạt động hợp tác đào tạo với Văn phòng Đề án 165, đã và đang tích cực hoạt động theo hướng này.
Quang cảnh Lễ tổng kết |
Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc hệ thống chính trị Việt Nam tại Xinh-ga-po do Quỹ Temasek tài trợ kinh phí đào tạo, Văn phòng Đề án 165 chi trả tiền vé máy bay khứ hồi và sinh hoạt phí cho học viên, Đại học công nghệ Nanyang tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Theo thỏa thuận hợp tác, từ tháng 6 đến tháng 9-2012 đã có 4 khóa đào tạo, bồi dưỡng với các chủ đề khác nhau đã được tổ chức cho 100 cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ hoặc trong diện quy hoạch cấp vụ trở lên. Mỗi đoàn (khóa) 25 người với trưởng đoàn là một cán bộ cấp thứ trưởng, nội dung bồi dưỡng gồm:
- Kinh nghiệm của Chính phủ Xinh-ga-po trong cải cách hành chính công;
- Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động và hoạt động công đoàn;
- Quản lý công hiện đại hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;
- Cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử.
Sau khóa học, Văn phòng Đề án 165 đã gửi phiếu lấy ý kiến của học viên về các khóa học (giảng viên, chương trình và sự áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác). Phân tích kết quả 73 ý kiến phản hồi thì thấy đội ngũ giảng viên được đánh giá rất cao, đa số trải qua các cương vị lãnh đạo, có người là cựu bộ trưởng, thành viên quốc hội, giáo sư giảng dạy nghiên cứu đầu ngành, có trình độ cao và hiểu biết thực tiễn, có phương pháp, tầm nhìn và năng lực dự báo tình hình. Đa số học viên cũng hài lòng về nội dung chương trình đào tạo, phương tổ chức và cấu trúc khóa học (2 tuần với 10 ngày học và làm việc). Tất cả các học viên nhận thấy các kiến thức học được thông qua các chuyên đề của chương trình đào tạo rất bổ ích và có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Mức độ lan tỏa của chương trình khá cao, 100 học viên qua đào tạo đã chia sẻ kiến thức lĩnh hội ở Xinh-ga-po cho hơn 2.000 người.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2013, với sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của Quỹ Temasek, Đại học công nghệ Nanyang tổ chức đào tạo, Văn phòng Đề án 165 sẽ tổ chức 6 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 150 cán bộ lãnh đạo quản lý về hoạt động lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực. Đối tượng học viên là cán bộ giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đoàn sẽ do một đồng chí lãnh đạo tỉnh (cấp thứ trưởng) làm trưởng đoàn. Thời gian triển khai từ tháng 8 đến tháng 12-2013.
Những kết quả và kinh nghiệm thu được qua chương trình hợp tác năm 2012 sẽ giúp cho việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giữa văn phòng Đề án 165 với Đại học công nghệ Nanyang và Quỹ Temasek trong năm 2013 và các năm tiếp theo ngày càng hiệu quả và thiết thực./.
Về tư tưởng trung bình chủ nghĩa  (11/07/2013)
Về tư tưởng trung bình chủ nghĩa  (11/07/2013)
Đại đoàn kết - bài học kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến Việt Nam  (11/07/2013)
Tổng Bí thư làm việc với huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng  (11/07/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay