Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những gợi mở đối với Việt Nam
Tham dự Hội thảo có GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, GS, TS. Đỗ Hoài Nam, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ, ngành trong nước.
Khủng hoảng nợ công bắt đầu ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu từ nửa cuối năm 2009 và ngày càng lan rộng, trở nên trầm trọng, gây nên nhiều tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế, xã hội của nhiều nước. Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam cũng ở tình trạng nợ công cao không thể không quan tâm nếu muốn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng.
Trong 2 phiên, các đại biểu đã trình bày nhiều báo cáo tham luận và Hội thảo tập trung thảo luận sôi nổi rất nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nguyên nhân, bản chất, thực trạng của vấn đề nợ công tại Liên minh châu Âu, những điểm tương đồng và khác biệt của các nước có nợ công cao,... liên hệ với tình hình nợ công tại Việt Nam. Cụ thể:
- Về khái niệm nợ công còn chưa có sự thống nhất trong quan niệm của mỗi nước. Phạm vi nợ công của Việt Nam hiện nay hẹp hơn so với quan niệm của các tổ chức quốc tế.
- Những mặt tích cực và tiêu cực của nợ công bao gồm: Nợ công có tác động tích cực khi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước; thông qua vay nợ chính phủ tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết thị trường tài chính; nợ công còn góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, nợ công cũng đem lại những tác động tiêu cực, đó là: tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; làm tăng lãi suất, tạo áp lực gây ra lạm phát; tác động đến tỷ giá và thâm hụt thương mại; nợ công quá lớn sẽ tiềm ẩn cuộc khủng hoảng nợ.
- Về khu vực tiền tệ tối ưu và Liên minh tiền tệ châu Âu, các tham luận đã đi sâu nghiên cứu lý thuyết của ông Giôn Híc (John Hicks - người đạt giải Nô-ben kinh tế năm 1972), mô hình Mun-Đen (Mundell) - là những lý thuyết xuất phát điểm dẫn tới lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu, từ đó đặt cơ sở nền móng của sự hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu ngày nay. Những lợi ích và một số rủi ro của liên minh tiền tệ này cũng được nêu ra như thúc đẩy hoạt động thương mại trong khối, giảm bớt các chi phí giao dịch, loại bỏ những rủi ro của thay đổi tỷ giá, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD,…
- Đặc biệt, các tham luận và những phát biểu tại Hội thảo đã tìm hiểu rất kỹ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ công của các nước thuộc Liên minh châu Âu. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các nước này duy trì chính sách lãi suất thấp, cùng việc tự do di chuyển dòng vốn, dẫn tới kích thích chính phủ và cá nhân mở rộng chi tiêu quá mức, trong khi sự quản lý tài chính lại yếu, lỏng lẻo, không minh bạch. Cùng với đó, tình trạng bong bóng tài chính và bong bóng tài sản khiến các nhà đầu cơ có thêm động lực làm tăng những khoản nợ xấu. Việc các nước được tiếp cận dễ dàng những nguồn vốn đầu tư nước ngoài được đề cập đến như là một nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng thâm hụt ngân sách của các nước khu vực đồng ơ-rô thêm trầm trọng. Tăng trưởng kinh tế chậm, sức cạnh tranh kém, năng suất lao động thấp, trong khi các nước Liên minh châu Âu vẫn duy trì chế độ bảo đảm an sinh xã hội cao như trước đây cũng góp phần làm tăng nợ công. Ngoài ra, yếu tố chính trị, thể chế đã được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh và cho rằng việc sớm hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu là nguyên nhân khiến các nước của khu vực đồng ơ-rô phải từ bỏ chính sách tiền tệ của mình, bị ràng buộc và gặp khó khăn khi ứng phó với khủng hoảng nợ công.
- Khủng hoảng nợ công đã gây nên nhiều hệ lụy về kinh tế xã hội cho các nước, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của đất nước,… Vì vậy, liên hệ tới tình hình nợ công hiện nay ở Việt Nam nhiều báo cáo khá quan ngại, mặc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam trên GDP vẫn nằm trong vùng an toàn được kiểm soát. Song, theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, vấn đề không chỉ là tỷ lệ này, mà quan trọng hơn nợ công của ai (quốc tế hay trong nước), chi tiêu nợ công có hiệu quả không và khả năng xuất khẩu, khả năng trả nợ của đất nước như thế nào mới là điều quan trọng.
- Bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng nợ công của Liên minh châu Âu đối với Việt Nam được các nhà nghiên cứu rút ra là khủng hoảng nợ công ở châu Âu không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị; vừa có tính quốc gia, vừa có tính khu vực; vừa mang tính khu vực, vừa có tính quốc tế; có sự mâu thuẫn giữa những yếu tố công và tư; giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội; giữa kinh tế ảo và kinh tế thực… Do đó, để tránh rơi vào vòng xoáy những nguy cơ tiềm ẩn của nợ công, những gợi ý đã được nêu ra, đó là Việt Nam cần tránh:
+ Vay nợ quá nhiều, đặc biệt là nợ nước ngoài (không được vượt quá 50% tổng số nợ công);
+ Các khoản nợ mà không chắc chắn được khả năng trả;
+ Chấp nhận lãi suất vay nợ công cao hơn lãi suất vay thương mại;
+ Coi trọng những mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài hạn;
+ Việc ban hành các quyết định vay nợ trong phạm vi hẹp những người có quyền lực nhưng thiếu sự phản biện và không có trách nhiệm cá nhân đầy đủ;
+ Việc không công khai và minh bạch hóa tình hình nợ công và các vấn đề liên quan;
+ Quản lý và sử dụng các khoản vay và đầu tư công một cách tùy tiện, không tôn trọng triệt để những cam kết đi vay và tính hiệu quả.
Nhiều kiến nghị khác còn khẳng định: phải luôn có sự kiểm tra chặt chẽ hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế; giảm thiểu các khoản vay kém chất lượng; giải thể những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả để tránh khi bị đổ vỡ nhà nước phải đứng ra bảo lãnh, cứu trợ, khiến tăng nợ công; giải quyết triệt để nợ xấu của ngân hàng, khi có khủng hoảng cần nhanh chóng giải cứu hệ thống tài chính, ngân hàng bằng cách bơm thanh khoản theo yêu cầu của thị trường và nền kinh tế; phát triển nội lực nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu…/.
Ký kết hơn 10.600 hợp đồng tại Mekong Expo 2013  (02/05/2013)
Tờ New York Times thăng hoa mạnh mẽ nhờ thu phí  (02/05/2013)
Tình trạng nhập siêu đã tái xuất hiện trong tháng Tư  (02/05/2013)
Hà Nội nâng tính minh bạch tài chính trong đất đai  (02/05/2013)
Pháp - Italy thống nhất về giải quyết khủng hoảng nợ  (02/05/2013)
Lãnh đạo điện mừng quốc khánh Cộng hòa Ba Lan  (02/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên