Nhiều hoạt động kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013), các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước đã được tổ chức tại nhiều địa phương trong và ngoài nước.
* Tại Quảng Trị: Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013), ngày 29-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị. Cùng đi với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Trị.
Tại các nơi đến viếng, Phó Thủ tướng đã bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với công lao, sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày 30-4-2013, Đoàn Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Thành Cổ Quảng Trị.
Tham dự lễ viếng có các đồng chí: Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị; cùng các đồng chí Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị.
Tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Trị và các đồng chí Cựu chiến binh đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, giành độc lập dân tộc, tự do, hòa bình cho nhân dân. Sau lễ viếng, các đồng chí Cựu chiến binh đã đi thắp hương từng phần mộ liệt sĩ, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các liệt sĩ.
Tại Thành Cổ Quảng Trị, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, các đồng chí Cựu chiến binh cũng dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972 mãi mãi là khúc tráng ca trong lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Ước tính tổng cộng bom đạn mà Mỹ - ngụy đổ xuống Thành Cổ Quảng Trị là gần 330.000 tấn. Trong bối cảnh ấy, quân đội ta vẫn nêu cao quyết tâm chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ đã góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong sổ ghi lưu niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, đồng chí Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung bày tỏ: Để tưởng nhớ và đền đáp công ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập tự do cho dân tộc, Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm động viên cán bộ, hội viên sống, cống hiến và nêu gương sáng trong mọi hoạt động. Hội tập trung vào các hoạt động hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đẩy mạnh công tác xã hội, tri ân và nghĩa tình đồng đội. Đặc biệt, đẩy mạnh hoạt động hội viên hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Trước đó, ngày 29-4, Hội Chiến sĩ Thành Cổ Quảng Trị 1972 tổ chức buổi tọa đàm ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang và sự cống hiến to lớn của các lực lượng vũ trang đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ.
Phát huy vai trò của người chiến sĩ Thành Cổ, Hội Chiến sĩ Thành Cổ Quảng Trị đang tiếp tục động viên cán bộ, hội viên sống, cống hiến và nêu gương sáng trong mọi hoạt động, phong trào; tập trung vào các hoạt động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đẩy mạnh công tác xã hội, tri ân và nghĩa tình đồng đội. Đặc biệt trong năm nay, Hội tập trung chỉ đạo hoàn thành 11 Nhà ấm tình đồng đội; đẩy mạnh hoạt động hội viên hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống...
* Tại Sóc Trăng: Thành đoàn Sóc Trăng, Hội Cựu chiến binh thành phố phối hợp với Trường Quân sự Quân khu 9 tổ chức tọa đàm với chủ đề “Ký ức tháng tư” với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Ban Chấp hành Quân sự thành phố, các cán bộ chiến sĩ từng tham gia trong tổng tấn công giải phóng miền Nam tháng 4-1975 và đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Sóc Trăng. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngày đại thắng 30-4 là một cột mốc lịch sử trọng đại đánh dấu thắng lợi vẻ vang của chặng đường đấu tranh đầy gian khổ hy sinh nhưng bất khuất, kiên cường của nhân dân ta. Dịp này, thế hệ trẻ được giao lưu, trao đổi với những cựu chiến binh từng một thời tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Qua đó, tuổi trẻ càng biết ơn những con người đã không tiếc máu xương, tuổi xuân để đổi lấy độc lập, tự do cho đất nước. Để xứng đáng với sự hy sinh đó, tuổi trẻ Thành phố hôm nay sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, ra sức học tập, thi đua lao động, sáng tạo, xung kích thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nhanh chóng đưa Thành phố Sóc Trăng sớm trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp...
“Ký ức người lính” cũng là một chủ đề của buổi giao lưu giữa đoàn viên, thanh niên, hội viên với nhân chứng lịch sử do Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh Khối doanh nghiệp tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng trong ngày 29-4. Tại buổi giao lưu, các đoàn viên, thanh niên, hội viên được gặp gỡ và lắng nghe nhân chứng lịch sử từng trải qua cuộc chiến tranh kể lại những mẩu chuyện thực tế về cuộc sống, chiến đấu của bản thân, của đồng chí, đồng đội trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng thị xã Sóc Trăng năm 1975. Buổi giao lưu nhằm tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên, hội viên biết về sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất của cha anh, tạo thêm lòng tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm học tập, công tác phấn đấu vươn lên xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Bên cạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ ngày 26 đến 28-4, trên 400 cán bộ, chiến sĩ của trường Quân sự Quân khu 9 (đóng trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng) đã tổ chức hành quân về xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) góp sức cùng với Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xây dựng nông thôn mới. Theo Đại tá Trần Thành - Phó Chính ủy Trường Quân sự Quân khu 9, thực hiện chương trình phối hợp chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015, Trường Quân sự Quân khu 9 đã đưa cán bộ, chiến sĩ về tham gia cùng địa phương sửa chữa tuyến đường giao thông nối liền 3 ấp: Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Phủ với chiều dài 6km. Dịp này, Trường còn phối hợp với Đoàn Thanh niên khối các cơ quan tỉnh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 100 lượt người; đồng thời trao 1.000 quyển tập, 500 cây viết, 5 suất học bổng (mỗi suất trị giá 200.000 đồng) và 3 chiếc xe đạp cho các em học sinh Trường THCS Hòa Tú 2. Đây là những việc làm thiết thực sẽ được Trường Quân sự Quân khu 9 tiến hành thường xuyên trong thời gian tới...
* Tại Đồng Nai: Kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 29-4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Nai, Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai đã phối hợp với Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh tổ chức lễ cầu siêu, đăng đàn chẩn tế cho các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các Hòa thượng, tăng ni phật tử đã tụng niệm cầu nguyện sự an lành cho vong hồn của chiến sĩ đã hy sinh vì quê hương, đất nước. Ngay sau lễ khai kinh, Hòa thượng Thích Quang Đạo, Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cùng các tăng, ni phật tử đã trân trọng đặt vòng hoa lên Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ.
Các tăng ni phật tử đã thắp hương trên các phần mộ của những Anh hùng liệt sĩ đã quên mình cho Tổ quốc hôm nay. Lễ cầu siêu là dịp để các phật tử trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng và cả tỉnh nói chung thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn của những người đang sống đối với những người đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
* Tại Thái Nguyên: Tối 29-4, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã diễn ra chương trình ca múa nhạc đặc sắc chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013) và 127 năm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 – 1-5-2013) với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Chương trình có sự góp mặt của gần 100 diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật ca múa dân gian trong tỉnh. Các diễn viên đã trình diễn gần 20 tiết mục ca, múa, hát với nội dung ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mang lại cho người nghe nhiều cảm xúc tự hào nhớ về một thời hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Nhiều tiết mục đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem như: Đất nước trọn niềm vui, Giải phóng miền Nam, Nam Bộ kháng chiến, Tiến về Sài Gòn... Đêm nhạc đã thu hút đông đảo người dân thành phố Thái Nguyên. Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc nhằm giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ Thái Nguyên phải khắc ghi truyền thống hào hùng của dân tộc và cố gắng rèn luyện tu dưỡng để góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nhân dịp này, nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày 30-4 và 1-5 cũng được diễn ra đồng loạt trong tỉnh như: gần 1.000 cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 18 và Sư đoàn 325 đã tổ chức gặp mặt, giao lưu ôn lại truyền thống anh dũng với những chiến công hào hùng; dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa; tổ chức các đoàn tham quan tìm hiểu về chiến khu cách mạng “Thủ đô kháng chiến”...
* Tại Nga: Trước đó, ngày 26-4, Trường phổ thông 282 ở Thủ đô Mát-xcơ-va đã tổ chức kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013).
Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt toàn thể giáo viên, học sinh Trường 282, Hiệu trưởng nhà trường I-ri-na Gri-gô-ri-ép-na đã chúc mừng nhân dân Việt Nam nhân sự kiện lịch sử trọng đại này. Với gần 200 trên tổng số 340 học sinh của trường là người Việt Nam, Trường phổ thông 282 thường xuyên quan tâm tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của Việt Nam, trong đó có hoạt động chào mừng ngày 30-4. Sau Lễ chào cờ và hát Quốc ca hai nước, thầy trò Trường 282 và các đại biểu cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhiều tiết mục văn nghệ do chính các học sinh Việt Nam và Nga biểu diễn đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả./.
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm được công nhận Kỷ lục châu Á  (30/04/2013)
Đà Nẵng: Khánh thành cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài  (30/04/2013)
Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam  (30/04/2013)
Khẳng định chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Hiến pháp  (30/04/2013)
Khẳng định chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Hiến pháp  (30/04/2013)
Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở nước ta  (30/04/2013)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên