Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Dự kiến quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 khoảng 22.305ha
Mục tiêu đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.
Cụ thể, giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi) thị phần đảm nhận từ 20-25%; giao thông cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp) thị phần đảm nhận từ 72-77%.
Về kết cấu hạ tầng giao thông, cơ bản đầu tư hệ thống giao thông đường bộ chính bao gồm: Trục đường hướng tâm, đường xuyên tâm và vành đai để đảm nhận vai trò vận tải trong nội thành và phân bổ giao thông từ nội - ngoại thành. Xây dựng từ 1-2 tuyến đường bộ trên cao.
Thực hiện đầu tư xây dựng từ 2-3 tuyến đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng. Thực hiện di dời các khu bến cảng trên sông Sài Gòn. Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển và luồng vào cảng; ưu tiên đầu tư các bến cảng biển chính (khu bến cảng Cát Lái, khu bến cảng trên sông Nhà Bè, khu bến cảng Hiệp Phước) để đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực.
Xây dựng, hoàn thiện đầu tư 5 trục cao tốc có năng lực thông xe lớn
Theo Quyết định, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng, hoàn thiện 5 trục cao tốc có năng lực thông xe lớn gồm: 1- Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, chiều dài khoảng 55km, quy mô 6-8 làn xe; 2- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, chiều dài khoảng 69km, quy mô 6-8 làn xe; 3- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, chiều dài khoảng 55km, quy mô 4-6 làn xe; 4- Cao tốc Bến Lức - Long Thành, chiều dài khoảng 58km, quy mô 6-8 làn xe; 5- Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều dài khoảng 76km, quy mô 6-8 làn xe; Ngoài ra, sẽ nâng cấp, mở rộng quy mô 8 làn xe tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, chiều dài khoảng 40km vào thời điểm nhất định.
Bên cạnh đó, xây dựng khép kín đường Vành đai 2 với chiều dài khoảng 64km; đường Vành đai 3 với chiều dài 89km; đường Vành đai 4 với chiều dài khoảng 198km.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ xây dựng hệ thống đường trên cao gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 70,7km, quy mô 4 làn xe.
Xây mới 34 cầu
Cũng theo Quy hoạch, Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng mới 34 cầu, 1 hầm vượt sông với quy mô các cầu, hầm cùng cấp với đường. Trong đó, xây dựng mới 9 cầu qua sông Đồng Nai; 14 cầu, 1 hầm qua sông Sài Gòn; các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải mỗi sông xây dựng mới 1 cầu.
Về đường sắt đô thị, xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối với các trung tâm chính của Thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Hệ thống xe buýt nhanh theo quy hoạch sẽ xây dựng 6 tuyến.
Ngoài ra, cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để đạt công suất 23,5 triệu hành khách/năm và 600.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2013. Bên cạnh đó, lập dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai để có thể triển khai xây dựng sau năm 2015.
Dự kiến quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 khoảng 22.305ha chiếm 22,3% quỹ đất xây dựng của Thành phố./.
Triển khai chiến lược phát triển thông tin đối ngoại  (09/04/2013)
Phát động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  (09/04/2013)
Chiều sâu lịch sử của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp dân tộc và dân chủ  (09/04/2013)
Chiều sâu lịch sử của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp dân tộc và dân chủ  (09/04/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên