Về chương IV - Bảo vệ Tổ quốc
14:09, ngày 15-03-2013
TCCSĐT - Chương IV “Bảo vệ Tổ quốc” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho thấy nội dung Hiến pháp quy định về quốc phòng an ninh đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc và giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân (cũng như quan điểm toàn dân trong các thời kỳ cách mạng trước đây như: Khởi nghĩa vũ trang toàn dân, Kháng chiến toàn dân).
Dự thảo đưa sửa đổi Hiến pháp đã xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng xác định vai trò trách nhiệm pháp lý của chủ thể được hiến định. Đó là khẳng định lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Điều 70 sửa đổi, bổ sung Điều 45 quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân” và quy định nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Các điều 71, 72, 73 xác định trách nhiệm nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, xác định trách nhiệm của Nhà nước trong các việc giáo dục quốc phòng an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Những điều Hiến pháp quy định trên đây đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước cũng như Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về quốc phòng an ninh.
Tôi hoàn toàn tán thành nội dung của Chương IV “Bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, trước tình hình có những hành động vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đang diễn ra phức tạp trên Biển Đông, tôi đề nghị thêm hai chữ “cảnh giác” trong câu cuối cùng của Điều 73: “Không ngừng nâng cao cảnh giác và tăng cường khả năng bảo vệ đất nước”./.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng xác định vai trò trách nhiệm pháp lý của chủ thể được hiến định. Đó là khẳng định lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Điều 70 sửa đổi, bổ sung Điều 45 quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân” và quy định nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Các điều 71, 72, 73 xác định trách nhiệm nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, xác định trách nhiệm của Nhà nước trong các việc giáo dục quốc phòng an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Những điều Hiến pháp quy định trên đây đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước cũng như Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về quốc phòng an ninh.
Tôi hoàn toàn tán thành nội dung của Chương IV “Bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, trước tình hình có những hành động vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đang diễn ra phức tạp trên Biển Đông, tôi đề nghị thêm hai chữ “cảnh giác” trong câu cuối cùng của Điều 73: “Không ngừng nâng cao cảnh giác và tăng cường khả năng bảo vệ đất nước”./.
“Giữ, phát triển rừng Tây Nguyên bằng mọi giá”  (15/03/2013)
Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong cơ chế thị trường  (15/03/2013)
Hội nghị tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (15/03/2013)
Hội nghị tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (15/03/2013)
Thay đổi nhân sự Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương  (15/03/2013)
Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến 2020  (15/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên