Tăng cường hệ thống an toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao
17:25, ngày 14-03-2013
TCCSĐT - Ngày 14 đến 15-3-2013 tại Hà Nội, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Ban Phòng ngừa công nghiệp mỏ quốc tế và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo “Tăng cường hệ thống an toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao” với chủ đề tầm nhìn - an toàn lao động tại nơi làm việc, phòng ngừa và chiến lược quốc gia.
Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về an toàn, vệ sinh lao động của Cộng hòa Liên bang Đức, các tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên ASEAN - OSHNET và Việt Nam cho các cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động và các doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Ban Phòng ngừa công nghiệp mỏ Quốc tế, Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA - Mining) giai đoạn 2012-2015.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết: An toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam dành sự ưu tiên quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt trước những thách thức khi Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và đã gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng chiến lược chính sách an toàn vệ sinh lao động, thanh tra lao động nhằm chia sẻ, trao đổi, học tập những kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực sẽ góp phần tích cực cho công tác an toàn vệ sinh lao động phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đã và đang thực hiện tích cực trong việc tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hiệp hội An toàn mỏ quốc tế, các quốc gia như Nhật Bản, Đức cũng như các quốc gia trong khu vực ASEAN - OSHNET, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ nhiều chương trình, dự án về an toàn vệ sinh lao động. Sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế về công tác an toàn vệ sinh lao động góp phần thúc đẩy công tác này phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã, đang phối hợp chặt chẽ với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng môi trường lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động tại nơi làm việc và thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động giai đoạn 2006 - 2010 và đang triển khai năm thức hai Chương trình quốc gia An toàn lao động, Vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu của Chương trình quốc gia An toàn lao động, Vệ sinh lao động đã được chính phủ đưa vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2020 của đất nước. Chương trình cũng đã đưa ra các cơ chế, giải pháp thực hiện các mục tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng đã được giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành thực hiện và tập trung vào các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường lao động và được phân theo thời gian thực hiện. Chương trình đã huy động được các nguồn vốn (ngân sách nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và các tài trợ quốc tế). Các nguồn vốn trên thể hiện tính xã hội hóa và tính hội nhập trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Việt Nam đang tích cực và nỗ lực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực và các tổ chức quốc tế về công tác an toàn vệ sinh lao động nhằm hội nhập sâu, chia sẻ thảo luận các kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn giữa các nước về thách thức, kiến nghị, đề xuất, các giải pháp hỗ trợ các nước xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe và thảo luận về các nội dung như: An toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao; An toàn - vệ sinh lao động trong ngành hóa chất, kể cả a-mi-ăng; Khuôn khổ pháp lý về An toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao và việc xây dựng pháp luật về An toàn - vệ sinh lao động và thanh tra lao động; Những kinh nghiệm, thông lệ điển hình tốt về An toàn - vệ sinh lao động của các nước cũng đã được chia sẻ. Sự tham gia tích của các đại biểu quốc tế đã thể hiện sự quan tâm của các nước nhằm thúc đẩy thực hiện, phát triển an toàn vệ sinh lao động và tăng cường vận hành có hiệu quả về kinh tế trong ngành công nghiệp, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động của các quốc gia thành viên./.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết: An toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam dành sự ưu tiên quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt trước những thách thức khi Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và đã gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng chiến lược chính sách an toàn vệ sinh lao động, thanh tra lao động nhằm chia sẻ, trao đổi, học tập những kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực sẽ góp phần tích cực cho công tác an toàn vệ sinh lao động phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đã và đang thực hiện tích cực trong việc tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hiệp hội An toàn mỏ quốc tế, các quốc gia như Nhật Bản, Đức cũng như các quốc gia trong khu vực ASEAN - OSHNET, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ nhiều chương trình, dự án về an toàn vệ sinh lao động. Sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế về công tác an toàn vệ sinh lao động góp phần thúc đẩy công tác này phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã, đang phối hợp chặt chẽ với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng môi trường lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động tại nơi làm việc và thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động giai đoạn 2006 - 2010 và đang triển khai năm thức hai Chương trình quốc gia An toàn lao động, Vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu của Chương trình quốc gia An toàn lao động, Vệ sinh lao động đã được chính phủ đưa vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2020 của đất nước. Chương trình cũng đã đưa ra các cơ chế, giải pháp thực hiện các mục tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng đã được giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành thực hiện và tập trung vào các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường lao động và được phân theo thời gian thực hiện. Chương trình đã huy động được các nguồn vốn (ngân sách nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và các tài trợ quốc tế). Các nguồn vốn trên thể hiện tính xã hội hóa và tính hội nhập trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Việt Nam đang tích cực và nỗ lực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực và các tổ chức quốc tế về công tác an toàn vệ sinh lao động nhằm hội nhập sâu, chia sẻ thảo luận các kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn giữa các nước về thách thức, kiến nghị, đề xuất, các giải pháp hỗ trợ các nước xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe và thảo luận về các nội dung như: An toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao; An toàn - vệ sinh lao động trong ngành hóa chất, kể cả a-mi-ăng; Khuôn khổ pháp lý về An toàn - vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao và việc xây dựng pháp luật về An toàn - vệ sinh lao động và thanh tra lao động; Những kinh nghiệm, thông lệ điển hình tốt về An toàn - vệ sinh lao động của các nước cũng đã được chia sẻ. Sự tham gia tích của các đại biểu quốc tế đã thể hiện sự quan tâm của các nước nhằm thúc đẩy thực hiện, phát triển an toàn vệ sinh lao động và tăng cường vận hành có hiệu quả về kinh tế trong ngành công nghiệp, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động của các quốc gia thành viên./.
Liên hợp quốc mặc niệm cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez  (14/03/2013)
Về việc chế định quyền trẻ em trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (14/03/2013)
Vấn đề nợ công của Ấn Độ và giải pháp  (14/03/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào  (13/03/2013)
Đồng chí Lê Hồng Anh thăm và làm việc tại Thanh Hóa  (13/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên