Sẽ phạt nặng với vi phạm về hàng tạm nhập tái xuất
Đây là những nội dung mới được bổ sung trong dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vừa được Bộ Tài chính công bố.
Cụ thể hơn, Bộ Tài chính dự kiến phạt từ 5-10 triệu đồng với hành vi không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng thời hạn quy định
.
Ngoài ra, mức phạt này cũng được áp dụng việc không nộp hồ sơ để thanh khoản hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng thời hạn quy định.
Cũng theo dự thảo, mức xử phạt sẽ tăng gấp đôi, từ 10-20 triệu đồng với các hành vi hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu hay việc lưu giữ hàng hóa kinh doanh trên không đúng địa điểm quy định.
Thậm chí, hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm, ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất sẽ bị xử phạt từ 20-40 triệu đồng.
Bên cạnh đó, dự thảo của Bộ Tài chính dự kiến mức phạt tiền thấp nhất với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ là 500.000 đồng thay vì 200.000 đồng như hiện tại. Mức phạt nặng nhất cũng sẽ cao hơn con số 40 triệu đồng hiện nay, lên mức 70 triệu đồng.
Trong đó, mức xử phạt cao nhất 70 triệu đồng sẽ được áp dụng với một số hành vi như không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh với tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên….
Ngoài ra, một điểm mới khác trong dự thảo là việc đề xuất bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm phát sinh như việc không thông báo cho cơ quan hải quan đúng thời hạn quy định thông tin về hàng hóa trước khi đến cửa khẩu hay các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm cũng được bổ sung như khai sai về đối tượng không thuộc diện chịu thuế hay đưa phương tiện vận tải nước ngoài vào Việt Nam không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định…/.
Chủ tịch nước chúc Tết cộng đồng dân tộc Việt Nam (20/02/2013)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam