EU nhất trí về ngân sách dài hạn từ 2014-2020
Sau 26 tiếng đồng hồ gần như thảo luận liên tục, ngày 8-2-2013, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về ngân sách của khối trong giai đoạn từ năm 2014-2020, kể cả về các khoản cắt giảm, hoàn trả, các món quà đặc biệt và những khoản ưu tiên chi tiêu. Vượt qua được những bất đồng gay gắt giữa các nước thành viên, các nhà lãnh đạo EU cuối cùng đã nhất trí cắt giảm 34 tỷ ơ-rô trong các khoản thực chi trong 7 năm tới - xuống còn 908 tỷ ơ-rô.
Trên thực tế, đây là lần đầu tiên khối này cắt giảm ngân sách trong lịch sử 56 năm tồn tại của họ. Cụ thể, khoản cắt giảm lớn nhất nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, còn phần ngân sách duy nhất được tăng đáng kể là dành cho “cạnh tranh vì tăng trưởng và việc làm”.
Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh bàn về ngân sách dài hạn của EU thực sự là một kỳ họp khó khăn - đúng như nhận định ban đầu của giới chuyên gia từ khi hội nghị được chuẩn bị. Không chỉ phiên họp toàn thể trong ngày họp đầu tiên, ngày 7-2, bị chậm tới gần 6 tiếng đồng hồ mà phiên họp cuối của hội nghị vào chiều ngày 8-2 cũng bị lùi thời gian bắt đầu tới 3 lần. Và, hầu hết các vấn đề quan trọng về ngân sách dài hạn của khối này đều được bàn ở bên ngoài phòng họp chính thức tại Brúc-xen.
Phát biểu trong cuộc họp báo khi kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy đã nhấn mạnh ngân sách này không chỉ thể hiện sự “hy sinh” của các nước thành viên thông qua các khoản cắt giảm mà còn thể hiện quyết tâm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại châu Âu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và việc làm trong toàn khối.
Trong khi thúc giục Nghị viện châu Âu (EP) nhất trí với ngân sách này, ông H.Van Rôm-puy nêu rõ rằng đây là ngân sách hướng tới tương lai, thiết thực và có tính tới những nhu cầu cấp bách. Cũng tại buổi họp báo trên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ma-nu-en Ba-rô-xô nhấn mạnh các nhà lãnh đạo EU đã “thể hiện sự linh hoạt ở mức tối đa” thông qua đề xuất ngân sách lần đầu tiên bị cắt giảm này, và giờ tới lúc EP thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình.
Trước đó, các nhà lãnh đạo EP cảnh báo rằng, họ có thể không chấp nhận ngân sách này và EU cần có thêm những đề xuất linh hoạt. Lãnh tụ nhóm các nghị sĩ xã hội và dân chủ tại EP, Han-nét Xô-bô-đa, thậm chí còn cho rằng, EP có thể yêu cầu EU quay trở lại với ngân sách hằng năm. Các vấn đề liên quan đến thương mại và quan hệ quốc tế - nổi bật là tình hình tại Ma-li - đã được các nhà lãnh đạo châu Âu bàn tới trong ngày họp cuối.
Về lĩnh vực thương mại, thông cáo chung của Hội nghị đã đề cập tới một chương trình nhiều tham vọng của EU và nêu rõ buôn bán hàng hóa, dịch vụ và đầu tư có thể góp phần quan trọng nhằm tăng cường tăng trưởng bền vững và việc làm – một ưu tiên then chốt đối với EU. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo EU cũng đã nhất trí thúc đẩy thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Các cuộc thương lượng song phương có thể bắt đầu trong vài tháng tới, và trong khi có những cảnh báo rằng sẽ có những cuộc thương lượng khó khăn, cả EU và Mỹ dường như đều muốn nhanh chóng nhất trí về một thỏa thuận, có thể vào cuối năm 2014.
Về tình hình tại Ma-li, thông cáo chung khẳng định Hội đồng châu Âu hoan nghênh hành động cương quyết của quân đội Ma-li nhằm khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này và chính quyền của nhà nước Ma-li. EU cam kết ủng hộ về tài chính và hậu cần để thúc đẩy việc triển khai Phái bộ hỗ trợ quốc tế do châu Phi dẫn đầu tại Ma-li./
Điểm qua những “điểm nóng” trên thế giới trong năm 2013  (09/02/2013)
Láng giềng gần ngại khách xa  (09/02/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (09/02/2013)
Điện mừng ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Qatar  (09/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên