Tăng cường phối hợp, thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư song phương Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
22:01, ngày 18-09-2012
TCCSĐT - Chiều 18-9-2012, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa Liên bang Đức Phi-líp Râu-xơ-lơ (Philipp Roesler) đang thăm làm việc tại nước ta.
Hoan nghênh Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Việt Nam - Đức đang phát triển mạnh mẽ và tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục đào tạo, văn hóa… nhất là sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 10-2011.
Đánh giá cao kết quả làm việc giữa Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ với lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sự ủng hộ để hai bên triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh trên lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại, giáo dục đào tạo, viện trợ phát triển… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp Đức đầu tư dự án sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, dự án điểm để tăng cường thu hút đầu tư của Đức vào Việt Nam, phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả, thiết thực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên triển khai có hiệu quả các dự án đã thỏa thuận như: Tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Đức, trường Đại học Việt-Đức, trường Quốc tế Đức, tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam…Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ việc giải quyết vấn đề ở Biển Đông bằng đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ cho biết mục đích chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo…Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ nhấn mạnh, Cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) cũng như thúc đẩy tiến trình tiến trình phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU… Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ khẳng định: Cộng hòa Liên bang Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ, tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy dự án tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Ngôi nhà Đức, trường Đại học Việt-Đức...
** Trước đó, sáng 18-9, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức Phi-líp Râu-xơ-lơ đã tham dự Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức" nhằm trao đổi những vấn đề về chính sách và biện pháp tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa 2 nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ vốn ODA nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Cho đến nay, tổng vốn ODA Đức cung cấp cho các dự án tại Việt Nam lên tới hơn 1 tỷ euro, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, đầu tư của Liên bang Đức Đức vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của cả hai nước. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trong thời gian tới hai bên cần tăng cường phối hợp để thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư song phương. Đặc biệt, trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh như công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch và các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức Phi-líp Râu-xơ-lơ, cho biết, Việt Nam là nền kinh tế mạnh trong khu vực ASEAN. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đánh giá cao về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Ông cho rằng, Việt Nam cần ổn định, đảm bảo về mặt pháp lý để các doanh nghiệp Đức yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Đối với những khung hiệp định, những thỏa thuận ký kết, chúng tôi cam kết với doanh nghiệp Đức sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam một khung cơ sở pháp lý ổn định.
Tính đến hết tháng 8-2012, Cộng hòa Liên bang Đức đã có 184 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 904 triệu USD. Đức xếp thứ 24 trong số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ( chiếm 52% tổng vốn đầu tư). Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những địa bàn trọng điểm trong công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam với lợi thế về công nghệ hiện đại, tiềm năng về vốn, chất lượng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Đến nay, Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm đến 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là một trong những cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương năm 2011 đạt xấp xỉ 6 tỷ euro. Tại Diễn đàn, doanh nghiệp 2 nước đã tập trung thảo luận các vấn đề như: môi trường đầu tư tại Việt Nam và Đức; phát triển hạ tầng sáng tạo, tập trung về cung cấp năng lượng và an ninh năng lượng./.
Đánh giá cao kết quả làm việc giữa Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ với lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sự ủng hộ để hai bên triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh trên lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại, giáo dục đào tạo, viện trợ phát triển… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp Đức đầu tư dự án sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, dự án điểm để tăng cường thu hút đầu tư của Đức vào Việt Nam, phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả, thiết thực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên triển khai có hiệu quả các dự án đã thỏa thuận như: Tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Đức, trường Đại học Việt-Đức, trường Quốc tế Đức, tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam…Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ việc giải quyết vấn đề ở Biển Đông bằng đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ cho biết mục đích chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo…Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ nhấn mạnh, Cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) cũng như thúc đẩy tiến trình tiến trình phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU… Bộ trưởng Phi-líp Râu-xơ-lơ khẳng định: Cộng hòa Liên bang Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ, tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy dự án tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Ngôi nhà Đức, trường Đại học Việt-Đức...
** Trước đó, sáng 18-9, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức Phi-líp Râu-xơ-lơ đã tham dự Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức" nhằm trao đổi những vấn đề về chính sách và biện pháp tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa 2 nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ vốn ODA nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Cho đến nay, tổng vốn ODA Đức cung cấp cho các dự án tại Việt Nam lên tới hơn 1 tỷ euro, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, đầu tư của Liên bang Đức Đức vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của cả hai nước. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trong thời gian tới hai bên cần tăng cường phối hợp để thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư song phương. Đặc biệt, trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh như công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch và các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức Phi-líp Râu-xơ-lơ, cho biết, Việt Nam là nền kinh tế mạnh trong khu vực ASEAN. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đánh giá cao về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Ông cho rằng, Việt Nam cần ổn định, đảm bảo về mặt pháp lý để các doanh nghiệp Đức yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Đối với những khung hiệp định, những thỏa thuận ký kết, chúng tôi cam kết với doanh nghiệp Đức sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam một khung cơ sở pháp lý ổn định.
Tính đến hết tháng 8-2012, Cộng hòa Liên bang Đức đã có 184 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 904 triệu USD. Đức xếp thứ 24 trong số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ( chiếm 52% tổng vốn đầu tư). Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những địa bàn trọng điểm trong công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam với lợi thế về công nghệ hiện đại, tiềm năng về vốn, chất lượng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Đến nay, Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm đến 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là một trong những cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương năm 2011 đạt xấp xỉ 6 tỷ euro. Tại Diễn đàn, doanh nghiệp 2 nước đã tập trung thảo luận các vấn đề như: môi trường đầu tư tại Việt Nam và Đức; phát triển hạ tầng sáng tạo, tập trung về cung cấp năng lượng và an ninh năng lượng./.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Liên bang Nga  (18/09/2012)
Thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc  (18/09/2012)
Đặt nhà đầu tư vào trọng tâm hệ thống tài chính  (18/09/2012)
Ký Hiệp định các quyền ưu đãi miễn trừ của văn phòng Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ trên lãnh thổ Việt Nam  (18/09/2012)
Đưa hợp tác quân sự Việt Nam - Cu-ba ngày càng thiết thực, hiệu quả  (18/09/2012)
“Sau nhận thức những thiếu sót, phải là hành động khắc phục kiểm điểm”  (18/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên