Phát huy thế mạnh trong ứng dụng khoa học công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng
Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các Viện nghiên cứu, các trường đại học cùng các nhà khoa học.
Đây là Hội nghị nhằm đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) ở vùng ĐBSH, từ đó xác định các thế mạnh trong nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất nhằm tạo ra quyết tâm đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).
Hội nghị đã trung thảo luận và đề xuất các kiến nghị nhằm tổng kết lại kết quả nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp tại các địa phương Vùng ĐBSH; vai trò của KHCN trong việc phát triển những sản phẩm có lợi thế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế lớn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương nói riêng và Vùng ĐBSH nói chung.
Những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên rất thuận lợi của Vùng kết hợp với việc đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới và phát tiển công nghệ đã tạo nên thế mạnh đối với việc phát triển các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo, cây ăn quả, thủy sản, gia cầm, cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hóa chất, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Bên cạnh những lợi thế về tự nhiên và ưu thế về ứng dụng KHCN của Vùng ĐBSH, Bộ KHCN cũng thẳng thắn chỉ rõ vị trí của KHCN cao còn hạn chế, KHCN vẫn chưa được coi là quốc sách hàng đầu, kể cả trong lãnh đạo, chỉ đạo. Chưa coi KHCN là giải pháp thúc đẩy hoạt động của ngành, địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy, chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với hoạt động này.
Việc gắn kết của các doanh nghiệp với các tổ chức KHCN trong hoạt động nghiên cứu triển khai còn rất lỏng lẻo, chưa thành một mối quan hệ chiến lược mang tính liên minh, liên kết bền vững. Vì vậy, nhiều nhiệm vụ KHCN do các tổ chức KHCN đề xuất, thực hiện không xuất phát từ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cũng như xã hội nói chung. Ngược lại, doanh nghiệp lại thiếu thông tin, không thể xây dựng được chiến lược cũng như các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ một cách hợp lý.
Cả khu vực ĐBSH vẫn chưa có một viện, trường, trung tâm nghiên cứu KHCN nào xứng tầm. Các phòng thí nghiệm hiện có lại rất nghèo nàn, không đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu triển khai. Việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ở nhiều địa phương chưa đúng mục đích, dẫn tới hiệu quả không cao, không đóng góp cho sự phát triển KHCN địa phương.
Đánh giá cao những báo cáo và chia sẻ thẳng thắn của các nhà khoa học, nhà quản lý KHCN đã nêu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã xác định 4 vấn đề lớn cần tập trung giải quyết, đó là: Xác định sản phẩm KHCN chủ lực của các địa phương phải gắn với sản phẩm KHCN chủ lực của ngành và toàn quốc. Xác định cơ chế giao nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển kinh tế ở các ngành, các địa phương. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn. Xác định và kết nối giữa cung và cầu trong thị trường ứng dụng KHCN và phát triển sản xuất.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quý 4/2012 xây dựng xong website chuyên cung cấp thông tin về các nhu cầu KHCN để kết nối cung cầu về các sản phẩm ứng dụng KHCN. Các doanh nghiệp KHCN và những đơn vị có nhu cầu về các sản phẩm KHCN sẽ có địa chỉ cung cấp hoặc tìm thông tin, dữ liệu chia sẻ tại đây.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu quy hoạch lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học cả nước, đồng thời khuyến khích các trường đại học thành lập các trung tâm nghiên cứu để tập trung nghiên cứu và đưa sản phẩm nghiên cứu đến với cuộc sống.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với các nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ nghiên cứu xuất sắc của cả nước.
Phó Thủ tướng giao Bộ KHCN phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức một hội thảo chuyên đề nhằm tìm ra mô hình mẫu và giải đáp câu hỏi: Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi nghiên cứu khoa học và tiêu thụ sản phẩm như thế nào để có thể phát triển bền vững?
Thúc đẩy liên kết “3 nhà” (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, nhà khoa học). Trong đó Nhà nước giữ vai trò xây dựng môi trường pháp lý, môi trường về thông tin, tài trợ để khuyến khích liên kết giữa các tổ chức KHCN với các nhà doanh nghiệp.
Nhờ có ứng dụng KHCN vào sản xuất, hàng loạt sản phẩm có chất lượng của Vùng ĐBSH mang tính cạnh tranh cao đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: mô hình nuôi cá rô phi hàng hóa tập trung cho lãi suất 35-40 triệu đồng/ha; mô hình xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ vi sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hải Dương; mô hình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu tại các vùng đất hai lúa của Hà Nam; các sản phẩm mộc Ninh Phong, đá mỹ nghệ Ninh Vân, cói và rượu Kim Sơn – Ninh Bình, các sản phẩm cơ điện Hà Nội, sơn tàu biển, sơn giao thông của các doanh nghiệp Hải Phòng. |
Tuyên dương 20 thanh niên Công an tiêu biểu làm theo lời Bác  (19/08/2012)
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ 4  (19/08/2012)
Khánh thành công trình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè  (19/08/2012)
Họp Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Nam Phi – Việt Nam  (19/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên