Thúc đẩy tăng trưởng thay cho thắt lưng buộc bụng
Chính sách kinh tế mất lòng dân
Chính “Sáng kiến Đức” và việc tự nguyện thực thi chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng ở một loạt các nước châu Âu đã làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế và gây ra sự bất bình trong xã hội. Các cuộc bầu cử quan trọng gần đây ở nhiều nước châu Âu cho thấy người dân đã mất niềm tin nghiêm trọng vào các chính phủ quyết tâm theo đuối chính sách cắt giảm chi tiêu công để kiềm chế bội chi ngân sách.
Tại Pháp, trong cuộc bầu cử ngày 6-5, cử tri đã bỏ phiếu cho ứng viên đảng xã hội Francois Hollande, người bền bỉ thuyết phục cho một đường lối kinh tế hướng về tăng trưởng, nới rộng cái thắt lưng quá chật mà người tiền nhiệm của ông đang cố gắng xiết thêm. Nhiều nhà bình luận đã coi chiến thắng của ông Hollande như một sự tẩy chay với đường lối kinh tế kham khổ.
Cũng trong ngày hôm đó, tại Hy Lạp, cử tri đã đánh bại hai đảng liên minh cầm quyền thực thi các biện pháp kinh tế kham khổ suốt 2 năm qua để đổi lấy gói cứu trợ nhằm cứu vãn nền kinh tế Hy Lạp. Sự thất bại của các đảng chính trị đó dẫn tới việc không một đảng nào đủ khả năng thành lập một chính phủ liên hiệp và người Hy Lạp sẽ phải đi bầu một lần nữa vào tháng sau.
Ngay cả ở Đức, nơi ghi nhận được mức thất nghiệp thấp kỷ lục hồi tháng tư mới đây, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Angela Merkel cũng vấp phải thất bại nặng nề trước những người dân chủ xã hội tại bang đông dân nhất đất nước. Điều đó cho thấy sự bất bình gia tăng đối với chính sách kinh tế hiện nay.
Đảo ngược véc-tơ kinh tế
Trong Hội nghị G8 tại Trại David tuần qua, đối diện với thực tế có thể dẫn đến sự tan vỡ của khối sử dụng đồng euro, các lãnh đạo G8 đã phải thay đổi một cách căn bản chiến lược chống khủng hoảng kinh tế. Giờ đây, ưu tiên hàng đầu của chính phủ 8 nước công nghiệp phát triển hàng đầu sẽ không phải là kiềm chế bội chi ngân sách, mà là tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều chỗ làm mới.
Điểm quyết định làm đảo ngược véc-tơ kinh tế này là sáng kiến của Tổng thống Mỹ Obama, người tìm được sự ủng hộ hết mình của Tân Tổng thống Pháp Hollande, người vừa đắc cử nhờ sự bất bình sâu sắc của cử tri Pháp với chính sách kinh tế kham khổ.
Phát biểu với báo chí sau phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G8, Tổng thống Mỹ Obama nói: “Tất cả các lãnh đạo ở đây đều đồng ý rằng tăng trưởng và việc làm phải là ưu tiên hàng đầu”. Khẳng định rằng cách tiếp cận này đã giúp Mỹ đối phó một cách hiệu quả với khủng hoảng tài chính, Obama tin rằng các nước châu Âu cũng sẽ làm như vậy và hướng đi này là đúng.
Việc tập trung cho tăng trưởng và việc làm sẽ khiến các chính phủ G8 phải chia tay với chính sách thắt lưng buộc bụng trước đây của mình, chấp nhận tăng chi tiêu công và bội chi ngân sách. Điều đó đồng nghĩa với việc con ngựa lạm phát sẽ được nới lỏng dây cương và thật khó biết được nó sẽ ngoan ngoãn đi bước một hay lồng lên không cách gì kiếm soát nổi.
Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay phụ thuộc hoàn toàn vào thực trạng nền kinh tế Mỹ lúc đó. Nền kinh tế đó không thể khả quan lên được nếu kinh tế châu Âu tiếp tục trì trệ như hiện nay. Vì thế, Tổng thống Obama đã không tiếc công sức vận động cho một sự đảo chiều véc-tơ kinh tế. Bên cạnh đó, sự lo ngại bất bình của cử tri gia tăng tại các nước châu Âu cũng khiến các nhà lãnh đạo đến từ khu vực này dễ dàng hơn trong việc chấp nhận một sự đảo chiều, điều đã diễn ra tại Hội nghị G8 tại Trại David cuối tuần qua, như vậy./.
Khai thông thị trường tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (24/05/2012)
CPI tháng 5 cả nước tăng 0,18% (24/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên