Hội thảo cơ chế kiểm tra, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước tại Việt Nam
Ngày 21-3-2012, tại thành phố Vũng Tàu, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo "Cơ chế kiểm tra, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước tại Việt Nam".
Đây là dịp để các đại biểu cùng nhau phân tích những bất cập, hạn chế và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện những cơ chế kiểm tra, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước tại Việt Nam. Tham dự có các đại biểu đến từ các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh phía Nam .
Tại Hội thảo, các đại biểu được tìm hiểu và tập trung phân tích những bất cập, tồn tại trong sự phân công, phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Vai trò của Quốc hội trong việc kiểm soát các cơ quan hành pháp và tư pháp; Vai trò của Chính phủ trong việc kiểm tra, thanh tra trong bộ máy hành pháp; kiểm tra hoạt động tư pháp ở Việt Nam. Cũng trong khuôn khổ hội thảo các đại biểu được tìm hiểu vai trò của cơ quan tài phán trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa kiểm soát quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương....
Theo Tiến sĩ Tô Văn Hòa – Đại học Luật Hà Nội, chuyên gia chương trình đối tác tư pháp (JPP), hiện nay tại nước ta, hiến pháp đã có quy định về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, song thiếu sự phân công rõ ràng dẫn tới tình trạng cơ quan hành pháp phải thực hiện cả quyền lập pháp... Bên cạnh đó, hiến pháp cũng chưa chính thức đặt vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, thiếu các cơ chế kiểm soát dựa trên chế độ trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước. Ngoài ra, một số đại biểu cũng cho rằng, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội vẫn chưa phát huy hết vai trò, chức năng giám sát đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước, nhất là giám sát đối với hoạt động của Chính phủ...
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Trung Quốc, tìm hiểu cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở các nước châu Á./.
Hợp tác phát triển phát thải thấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  (22/03/2012)
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam và các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài  (22/03/2012)
Bế mạc Hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố Hà Nội học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI).  (22/03/2012)
Mừng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nhân 57 năm ngày thành lập  (21/03/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về tổ chức cơ quan chống rửa tiền  (21/03/2012)
"Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam"  (21/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên