Đổi mới để nâng cao chất lượng công tác Hội phụ nữ
23:53, ngày 13-03-2012
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là một trong những giải pháp được nhiều đại biểu đề xuất tại Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhằm nâng cao chất lượng phong trào phụ nữ và công tác Hội.
Đa dạng hóa các loại hình thu hút, tập hợp phụ nữ
Theo chị Đinh Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, thực tiễn sinh động của phong trào phụ nữ không ngừng phát triển, vì vậy đòi hỏi nội dung, phương thức hoạt động Hội cũng phải được thường xuyên nghiên cứu đổi mới để công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện luôn phù hợp nhằm tạo hiệu quả ở mức cao nhất.
Kinh nghiệm cho thấy cơ sở nền tảng của sự đổi mới không gì khác hơn là phải sâu sát phong trào để xây dựng được chương trình, kế hoạch, biện pháp, giải pháp đúng đắn, phù hợp và tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội.
Chị Đinh Thị Bạch Mai đồng tình cao với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, trong đó có mở rộng và đa dạng hóa các loại hình thu hút, tập hợp phụ nữ mà Đại hội đề ra.
Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội, với kết quả và kinh nghiệm thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình tập hợp phụ nữ.
Trước hết là đẩy mạnh việc tổ chức và tạo điều kiện cho nhiều thành viên các câu lạc bộ được tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật tại cộng đồng và hoạt động Ngày hội phụ nữ vì cộng đồng, Ngày hội nữ tu làm công tác từ thiện xã hội, Ngày phụ nữ và pháp luật, Ngày hội việc làm phụ nữ...
Bên cạnh đó, tổ chức nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp, hiệu quả nhằm phát huy vai trò câu lạc bộ Nữ trí thức cấp thành phố trong đóng góp, hiến kế và đồng hành cùng hoạt động Hội.
Thành Hội nghiên cứu xây dựng mô hình Tổ tư vấn cộng đồng với chỉ tiêu phấn đấu trong 5 năm là mỗi chi Hội có ít nhất một câu lạc bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn ngày càng cao của xã hội.
Một hoạt động khác sẽ được Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng là biên soạn bộ tài liệu dưới dạng kỷ yếu mang tên “Sức sống các loại hình tập hợp” nhằm có sự nhất quán trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Nêu cao trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ
Đồng tình cao với một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ tới được Đại hội xác định là xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ, chị Vũ Thị Tần, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ nữ. Trong đó, giải pháp hàng đầu là nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ .
Chị Vũ Thị Tần đề nghị Trung ương Đảng, Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách đối với lao động nữ và cán bộ nữ, nhất là sửa đổi độ tuổi trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại chức và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ; sửa đổi độ tuổi quy hoạch, đề bạt, nghỉ hưu nhằm tạo cơ hội phát triển cho cán bộ nữ.
Chị Vũ Thị Tần nhấn mạnh, Hội Liên hiệp phụ nữ cần xác định rõ trách nhiệm đối với mỗi cán bộ nữ; quan tâm công tác lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ nữ.
Chị tin tưởng rằng với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành đối với sự tiến bộ của phụ nữ, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sự phát triển cũng như sự đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Triển khai các dịch vụ xã hội
Hơn 20 năm gắn bó với phụ nữ nghèo, kết quả hoạt động của Quỹ Tình thương (TYM) đã khẳng định thêm vai trò của tài chính vi mô trong hoạt động xóa đói giảm nghèo - một loại hình dịch vụ xã hội phù hợp với nhu cầu của phụ nữ.
Đây là cơ sở để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam định hướng thí điểm các mô hình dịch vụ xã hội như một cách tiếp cận sáng tạo nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình đối với hội viên, phụ nữ trong nhiệm kỳ 2012-2017.
Những kinh nghiệm quý báu từ hoạt động của TYM rất hữu ích cho việc triển khai các dịch vụ xã hội của các cấp Hội trong thời gian tới như để dịch vụ xã hội được bền vững, cần giữ đúng định hướng chiến lược của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc hỗ trợ các đối tượng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế nhưng vẫn đảm bảo tự vững về tài chính thông qua sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Luôn lắng nghe ý kiến của chị em để thiết kế và điều chỉnh dịch vụ, sản phẩm thân thiện và đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của họ. Lồng ghép và thực hiện một chương trình tổng hợp với nhiều hoạt động và các dịch vụ, sản phẩm mang tính bổ trợ cho nhau để cùng hỗ trợ người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, như việc bổ sung kiến thức, tiết kiệm chi tiêu và cung ứng bảo hiểm vi mô để thành viên tránh tái nghèo, bảo toàn những nỗ lực của họ trong suốt quá trình vươn lên thoát nghèo.
Đối với hoạt động dịch vụ xã hội của Hội, việc lồng ghép nhiều hoạt động hoặc gắn kết với những hoạt động sẵn có sẽ giúp giảm chi phí và mang lại lợi ích đa chiều cho hội viên, phụ nữ, làm cho sản phẩm dịch vụ hấp dẫn hơn.
Một việc không kém phần quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tận tâm với hoạt động Hội, với người nghèo, thực sự thấu hiểu, thông cảm với người nghèo, tận tụy với công việc bởi loại hình dịch vụ xã hội này đòi hỏi phải có sự quan tâm, động viên liên tục với khách hàng.
Với đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, cam kết và luôn đặt quyền và lợi ích của phụ nữ lên hàng đầu, các hoạt động dịch vụ xã hội của các cấp Hội thời gian tới sẽ đạt hiệu quả cao./.
Theo chị Đinh Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, thực tiễn sinh động của phong trào phụ nữ không ngừng phát triển, vì vậy đòi hỏi nội dung, phương thức hoạt động Hội cũng phải được thường xuyên nghiên cứu đổi mới để công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện luôn phù hợp nhằm tạo hiệu quả ở mức cao nhất.
Kinh nghiệm cho thấy cơ sở nền tảng của sự đổi mới không gì khác hơn là phải sâu sát phong trào để xây dựng được chương trình, kế hoạch, biện pháp, giải pháp đúng đắn, phù hợp và tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội.
Chị Đinh Thị Bạch Mai đồng tình cao với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, trong đó có mở rộng và đa dạng hóa các loại hình thu hút, tập hợp phụ nữ mà Đại hội đề ra.
Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội, với kết quả và kinh nghiệm thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình tập hợp phụ nữ.
Trước hết là đẩy mạnh việc tổ chức và tạo điều kiện cho nhiều thành viên các câu lạc bộ được tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật tại cộng đồng và hoạt động Ngày hội phụ nữ vì cộng đồng, Ngày hội nữ tu làm công tác từ thiện xã hội, Ngày phụ nữ và pháp luật, Ngày hội việc làm phụ nữ...
Bên cạnh đó, tổ chức nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp, hiệu quả nhằm phát huy vai trò câu lạc bộ Nữ trí thức cấp thành phố trong đóng góp, hiến kế và đồng hành cùng hoạt động Hội.
Thành Hội nghiên cứu xây dựng mô hình Tổ tư vấn cộng đồng với chỉ tiêu phấn đấu trong 5 năm là mỗi chi Hội có ít nhất một câu lạc bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn ngày càng cao của xã hội.
Một hoạt động khác sẽ được Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng là biên soạn bộ tài liệu dưới dạng kỷ yếu mang tên “Sức sống các loại hình tập hợp” nhằm có sự nhất quán trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Nêu cao trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ
Đồng tình cao với một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ tới được Đại hội xác định là xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ, chị Vũ Thị Tần, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ nữ. Trong đó, giải pháp hàng đầu là nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ .
Chị Vũ Thị Tần đề nghị Trung ương Đảng, Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách đối với lao động nữ và cán bộ nữ, nhất là sửa đổi độ tuổi trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại chức và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ; sửa đổi độ tuổi quy hoạch, đề bạt, nghỉ hưu nhằm tạo cơ hội phát triển cho cán bộ nữ.
Chị Vũ Thị Tần nhấn mạnh, Hội Liên hiệp phụ nữ cần xác định rõ trách nhiệm đối với mỗi cán bộ nữ; quan tâm công tác lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ nữ.
Chị tin tưởng rằng với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành đối với sự tiến bộ của phụ nữ, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sự phát triển cũng như sự đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Triển khai các dịch vụ xã hội
Hơn 20 năm gắn bó với phụ nữ nghèo, kết quả hoạt động của Quỹ Tình thương (TYM) đã khẳng định thêm vai trò của tài chính vi mô trong hoạt động xóa đói giảm nghèo - một loại hình dịch vụ xã hội phù hợp với nhu cầu của phụ nữ.
Đây là cơ sở để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam định hướng thí điểm các mô hình dịch vụ xã hội như một cách tiếp cận sáng tạo nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình đối với hội viên, phụ nữ trong nhiệm kỳ 2012-2017.
Những kinh nghiệm quý báu từ hoạt động của TYM rất hữu ích cho việc triển khai các dịch vụ xã hội của các cấp Hội trong thời gian tới như để dịch vụ xã hội được bền vững, cần giữ đúng định hướng chiến lược của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc hỗ trợ các đối tượng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế nhưng vẫn đảm bảo tự vững về tài chính thông qua sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Luôn lắng nghe ý kiến của chị em để thiết kế và điều chỉnh dịch vụ, sản phẩm thân thiện và đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của họ. Lồng ghép và thực hiện một chương trình tổng hợp với nhiều hoạt động và các dịch vụ, sản phẩm mang tính bổ trợ cho nhau để cùng hỗ trợ người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, như việc bổ sung kiến thức, tiết kiệm chi tiêu và cung ứng bảo hiểm vi mô để thành viên tránh tái nghèo, bảo toàn những nỗ lực của họ trong suốt quá trình vươn lên thoát nghèo.
Đối với hoạt động dịch vụ xã hội của Hội, việc lồng ghép nhiều hoạt động hoặc gắn kết với những hoạt động sẵn có sẽ giúp giảm chi phí và mang lại lợi ích đa chiều cho hội viên, phụ nữ, làm cho sản phẩm dịch vụ hấp dẫn hơn.
Một việc không kém phần quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tận tâm với hoạt động Hội, với người nghèo, thực sự thấu hiểu, thông cảm với người nghèo, tận tụy với công việc bởi loại hình dịch vụ xã hội này đòi hỏi phải có sự quan tâm, động viên liên tục với khách hàng.
Với đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, cam kết và luôn đặt quyền và lợi ích của phụ nữ lên hàng đầu, các hoạt động dịch vụ xã hội của các cấp Hội thời gian tới sẽ đạt hiệu quả cao./.
Việt Nam-Campuchia đẩy mạnh hợp tác quốc phòng  (13/03/2012)
"Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện"  (13/03/2012)
Chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho các cựu chiến binh  (13/03/2012)
Thúc đẩy quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Bỉ  (13/03/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay