Serbia xích lại gần thêm EU
20:58, ngày 29-02-2012
TCCSĐT - Sự phản đối bất ngờ của Rumani khiến việc dành cho Serbia quy chế ứng cử viên gia nhập EU bị trì hoãn ở Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên EU. Tuy nhiên, Hội nghị này đã nhất trí khuyến nghị EU nên dành cho Serbia quy chế đó và để cho Hội nghị cấp cao EU vào cuối tuần này có quyết định chính thức cuối cùng.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng nên trao tư cách ứng viên cho Serbia
|
Đối với 26 thành viên còn lại của EU, Serbia đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra và tiêu chí được áp dụng để xứng đáng được công nhận là ứng cử viên gia nhập EU. Trở ngại lớn cuối cùng đã được dẹp bỏ sau khi Serbia và Kosovo đạt được thỏa thuận về tư cách và quy chế pháp lý của Kosovo trong các diễn đàn quốc tế và khu vực; đàm phán các thỏa thuận giữa Kosovo và các đối tác khác; và thỏa thuận về kiểm soát biên giới giữa Serbia và Kosovo.
Vào phút cuối cùng, Rumani lại đưa ra lý do Serbia cần phải bảo vệ tốt hơn cộng đồng người Walach - một cộng đồng thiểu số nói tiếng Rumani ở Serbia để phản đối việc nước này ra nhập EU. Vì thế, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên EU mới không quyết định được tại Hội nghị này mà phải chuyển thành một khuyến nghị gửi tới Hội nghị cấp cao EU vào cuối tuần để các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên EU quyết định.
Dù vậy, khuyến nghị này cũng được xem là một bước tiến quan trọng đối với Serbia trên con đường gia ngập EU. Tổng thống Serbia Boris Tadic coi việc gia nhập EU là một "mục tiêu chiến lược" của Serbia. Vì thế, Serbia đã chấp nhận thỏa thuận trong vấn đề Kosovo. Ông B.Tadic tỏ ra không ngạc nhiên về những khó khăn mà Serbia gặp phải trong thời gian qua trên con đường đi tới EU. Ông B.Tadic đã tuyên bố "chúng tôi sẽ không bỏ cuộc", sau sự phản đối của Rumani.
Ở Serbia có khoảng 30.000 người Walach nói tiếng Rumani. Rumani tự nhận về trách nhiệm bảo hộ cộng đồng dân cư này. Rumani không nêu ra phía Serbia phải làm cụ thể những gì để được sự chấp thuận của Rumani. Dư luận cho rằng, có khả năng Rumani dùng vấn đề này để gây áp lực buộc EU phải chấp nhận cho Rumani tham gia vào Hiệp ước Schengen về tự do đi lại và lưu trú trong EU.
Việc mở ra khả năng thực tế dành cho Serbia quy chế nước ứng cử viên gia nhập EU được các thành viên EU khác đánh giá cao. Cao ủy của Ủy ban EU về mở rộng liên minh Stefan Fuele đã đề cập đến một "kỷ nguyên mới" trong quan hệ giữa EU và Serbia. Ông cho rằng, khuyến nghị này "tốt cho Serbia, Kosovo và cho cả quá trình mở rộng EU nói chung". Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle nhấn mạnh: "Serbia đã đáp ứng mọi điều kiện và bây giờ là lúc EU đã nói lời thì phải giữ lấy lời". Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso khẳng định: "Serbia xứng đáng được dành cho quy chế nước ứng cử viên gia nhập EU".
Từ năm 2007, hằng năm Serbia đã được EU viện trợ 190 triệu euro để "xích lại gần những tiêu chuẩn chung của EU". Mức độ viện trợ này năm 2012 là 202 triệu euro. EU hy vọng sử dụng được triển vọng kết nạp Serbia vào tổ chức này để tác động trực tiếp vào định hướng chính sách ở Serbia, kéo Serbia xích lại gần EU nhằm gây áp lực buộc Serbia và Kosovo cải thiện quan hệ. Serbia xin gia nhập EU từ tháng 12-2009. Tuy nhiên, vấn đề quan hệ giữa Serbia và Kosovo là một trong những trở ngại trong tiến trình xin gia nhập EU của Serbia.
Quy chế này không đồng nghĩa với việc bảo đảm chắc chắn để Serbia được kết nạp vào EU nhưng có ý nghĩa chính trị rất quyết định. Nó là chặng đường cuối cùng phải đi trước khi tiến hành đàm phán chính thức giữa EU và Serbia về việc Serbia gia nhập tổ chức này. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm. Hiện tại, EU chưa có quyết định cụ thể về thời điểm bắt đầu đàm phán với Serbia. Các ứng cử viên gia nhập EU khác như Macedonia (được công nhận từ 2005) hay Montenegro (được công nhận từ 2010) đều vẫn đang chờ được tiến hành đàm phán với EU. Đàm phán giữa EU và Iceland sắp kết thúc và giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bế tắc./.
Kiên quyết đấu tranh với thế lực lợi dụng tôn giáo  (29/02/2012)
Hội thảo quốc tế khảo cổ học: Trọng tâm là văn hóa Việt Nam  (29/02/2012)
Việt Nam dự hội nghị bộ trưởng hợp tác xã khu vực  (29/02/2012)
Châu Phi và những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế  (29/02/2012)
Yêu cầu Trung Quốc không dùng vũ lực gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam  (29/02/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển