Bắt tay hòa giải
TCCSĐT - Gạt sang một bên những bất đồng, ngày 17-2 vừa qua, Thủ tướng Anh David Cameron đã tới Pari để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Anh - Pháp với Tổng thống Nicolas Sarkozy. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ sau những bất đồng gay gắt tại các cuộc họp khẩn cấp giải cứu đồng euro cách đây chưa lâu. Mặc dù vẫn còn những bất đồng, nhưng cuộc gặp lần này đã cho thấy một bầu không khí thân mật hơn giữa hai nhà lãnh đạo.
Thủ tướng Anh D.Cameron và Tổng thống Pháp N.Sarkozy
|
Tuy nhiên, trái với bầu không khí căng thẳng trước đây, hai nhà lãnh đạo Anh - Pháp đã có cuộc gặp khá thân mật cho dù chưa hẳn giữa họ đã hết bất đồng. Những chủ đề chính được thảo luận trong cuộc gặp giữa Tổng thống N.Sarkozy và Thủ tướng D.Cameron là các vấn đề như cuộc khủng hoảng tại Syria, năng lượng hạt nhân và hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Phát biểu trước báo giới sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác Anh - Pháp, đồng thời đưa ra những tuyên bố cho thấy hai cường quốc châu Âu này đang giảm thiểu bất đồng.
Thủ tướng Anh bày tỏ tin tưởng sự gắn bó giữa 2 nước đủ mạnh để vượt qua bất kỳ sự bất đồng nào. Ông D.Cameron cho rằng, chủ đề về chính sách ngoại giao và quốc phòng mà ông và Tổng thống Pháp N.Sarkozy thảo luận đã cho thấy sự hợp tác giữa hai nước đang trở nên chặt chẽ hơn kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn Tổng thống Pháp N.Sarkozy, thay vì đề cập đến những căng thẳng trước đây giữa ông và Thủ tướng D.Cameron, ông tỏ ra ủng hộ những quyết định của người đứng đầu Chính phủ Anh trong các cuộc họp khẩn cấp giải cứu đồng euro. Tổng thống Pháp thừa nhận Thủ tướng D.Cameron đã đúng khi “bảo vệ lợi ích quốc gia của Anh” tại các cuộc họp khẩn cấp của EU và nói rằng, ông cũng sẽ làm như vậy nếu nước Pháp rơi vào tình cảnh như nước Anh. Thủ tướng D.Cameron khi đó đã chống lại Hiệp ước châu Âu vì nếu chấp nhận, Anh sẽ bị ràng buộc về tài chính nhiều hơn với các nước châu Âu.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Anh - Pháp diễn ra trong bối cảnh Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua một nghị quyết về Syria. Trước cuộc gặp thượng đỉnh này, hai nhà lãnh đạo Anh - Pháp dự kiến ký thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự, mở đường cho việc xây dựng một loạt nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới tại Anh. Thỏa thuận giữa các tập đoàn Rolles-Royce, Keir/BAM Nuttal của Anh với các đối tác Areva và EDF của Pháp với giá trị 500 triệu USD dự kiến giúp tạo ra khoảng 1.500 việc làm cho lao động Anh. Trong cuộc gặp này, hợp tác quốc phòng giữa Anh và Pháp cũng là nội dung quan trọng được hai nhà lãnh đạo bàn đến. Theo đó dự án chung phát triển máy bay chiến đấu không người lái giữa hai bên sẽ chính thức được khởi động. Dự án này sẽ do hai tập đoàn vũ khí hàng đầu của Pháp và Anh là Rafale và BAE Systems triển khai./.
Sớm cụ thể hóa Nghị quyết thành những việc làm cụ thể, thiết thực  (21/02/2012)
Đảng bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012  (21/02/2012)
Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc tai nạn giao thông  (21/02/2012)
Việt Nam giúp Philippines khắc phục hậu quả bão Sendong  (20/02/2012)
Nhật phản đối yêu cầu 'không thể chấp nhận” của Trung Quốc  (20/02/2012)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tại Hà Nội tăng 1,45%  (20/02/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên