Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ lương thực khẩn cấp cho Tây Phi
21:57, ngày 16-02-2012
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ngày 15-2 tổ chức hội nghị nhằm đề ra chiến lược đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo do hạn hán kéo dài ở khu vực Sahel, châu Phi, đồng thời kêu gọi viện trợ quốc tế toàn diện cho hàng triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan thuộc Liên hợp quốc, đại diện chính phủ các nước bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán và các nhà tài trợ lớn trên thế giới đều khẳng định các nước và tổ chức quốc tế cần phối hợp chặt chẽ trong các chương trình phát triển dài hạn, phục hồi sớm và viện trợ.
Các đại biểu cam kết hợp tác, hỗ trợ các kế hoạch cung cấp dinh dưỡng và an ninh lương thực ngắn hạn của các chính phủ và tổ chức khu vực.
Các nước, các tổ chức và các nhà tài trợ sẽ cung cấp các khoản viện trợ lương thực khẩn cấp, hỗ trợ tìm việc làm, đồng thời thúc đẩy các thị trường khu vực và kết nối khâu sản xuất với tiêu thụ; bên cạnh đó, tăng cường cung cấp các sản phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em, người ốm yếu và phụ nữ mang thai, ưu tiên cung cấp lương thực cho những người đang bị thiếu lương thực nghiêm trọng.
Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng sẽ triển khai các hệ thống quản lý thông tin cảnh báo sớm nhằm hỗ trợ việc điều chỉnh và thống nhất các đánh giá về các nhu cầu để thường xuyên cung cấp các chi tiết chính xác, kịp thời và mới nhất về tình hình nhân đạo.
Tại hội nghị của WFP, các đại biểu còn bày tỏ lo ngại về tình trạng di chuyển nơi cư trú ở trong và ngoài nước của người dân Mali sẽ làm cho tình hình các nước Mauritius, Nigeria và Burkina Faso nghiêm trọng hơn.
Do vậy, Hội nghị đề nghị mở rộng và triển khai các kế hoạch cung cấp nhiều khoản viện trợ khẩn cấp cùng lúc nhằm ngăn chặn khả năng và giải quyết triệt để nguyên nhân các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Hội nghị WFP nhất trí tiếp tục hỗ trợ chính phủ các nước ở khu vực Sahel cũng như các tổ chức khu vực tăng khả năng giải quyết các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực định kỳ trong khu vực, kể cả áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt mục tiêu giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015./.
Các đại biểu cam kết hợp tác, hỗ trợ các kế hoạch cung cấp dinh dưỡng và an ninh lương thực ngắn hạn của các chính phủ và tổ chức khu vực.
Các nước, các tổ chức và các nhà tài trợ sẽ cung cấp các khoản viện trợ lương thực khẩn cấp, hỗ trợ tìm việc làm, đồng thời thúc đẩy các thị trường khu vực và kết nối khâu sản xuất với tiêu thụ; bên cạnh đó, tăng cường cung cấp các sản phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em, người ốm yếu và phụ nữ mang thai, ưu tiên cung cấp lương thực cho những người đang bị thiếu lương thực nghiêm trọng.
Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng sẽ triển khai các hệ thống quản lý thông tin cảnh báo sớm nhằm hỗ trợ việc điều chỉnh và thống nhất các đánh giá về các nhu cầu để thường xuyên cung cấp các chi tiết chính xác, kịp thời và mới nhất về tình hình nhân đạo.
Tại hội nghị của WFP, các đại biểu còn bày tỏ lo ngại về tình trạng di chuyển nơi cư trú ở trong và ngoài nước của người dân Mali sẽ làm cho tình hình các nước Mauritius, Nigeria và Burkina Faso nghiêm trọng hơn.
Do vậy, Hội nghị đề nghị mở rộng và triển khai các kế hoạch cung cấp nhiều khoản viện trợ khẩn cấp cùng lúc nhằm ngăn chặn khả năng và giải quyết triệt để nguyên nhân các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Hội nghị WFP nhất trí tiếp tục hỗ trợ chính phủ các nước ở khu vực Sahel cũng như các tổ chức khu vực tăng khả năng giải quyết các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực định kỳ trong khu vực, kể cả áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt mục tiêu giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015./.
Thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ tăng gần 20 lần  (16/02/2012)
Doanh nghiệp Thái Lan chú trọng đến thị trường ASEAN  (16/02/2012)
Doanh nghiệp Việt Nam-Angola tìm cơ hội hợp tác  (16/02/2012)
Vui mừng vì quan hệ hợp tác Việt Nam -Triều Tiên  (16/02/2012)
Đảng bộ Công an Trung ương tổng kết công tác Đảng, công tác kiểm tra, giám sát năm 2011  (16/02/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Angola  (16/02/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên