Khủng hoảng nợ công Eurozone có dấu hiệu dịu bớt
22:01, ngày 05-02-2012
Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro (Eurozone) đang có dấu hiệu dịu bớt, nhờ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bơm hàng trăm triệu euro vào các ngân hàng khu vực và việc Liên minh châu Âu (EU) mới đây nhất trí về một hiệp định tài chính mới.
Trước hết là việc Bồ Đào Nha đã quay lại thị trường trái phiếu chính phủ với những phản ứng tốt hơn mong đợi lần đầu tiên trong năm nay. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia đã giảm từ mức đỉnh điểm ở khoảng 8% xuống 6%, còn lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Tây Ban Nha giảm xuống mức dưới 5%. Thêm vào đó, những tiến triển cũng xuất hiện ở trung tâm của cuộc khủng hoảng là Hy Lạp, với thỏa thuận hoán đổi nợ giữa chính phủ nước này với các nhà tài trợ tư nhân nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ đã sắp đạt được.
Cuối tháng 12-2011, ECB đã cung cấp gần 500 tỉ euro (633 tỉ USD) các khoản vay lãi suất thấp 1% trong thời hạn 3 năm cho các ngân hàng ở Eurozone. Nguồn tiền này đã giúp làm giảm sức ép đối với các ngân hàng châu Âu và củng cố niềm tin của các thị trường. Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30-1 vừa qua, 25 trong số 27 nước thành viên EU đã nhất trí thông qua một hiệp ước nhằm đảm bảo những nguyên tắc về thâm hụt ngân sách và nợ công ngặt nghèo hơn. Đây là một bước quan trọng nhằm tăng cường sự hội nhập kinh tế và tài chính cũng như siết chặt vấn đề quản lý ở Eurozone, điều sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc ổn định tình hình tài chính, kiểm soát nợ công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực vẫn chưa đủ để xua tan lo ngại của giới phân tích rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn còn xa mới chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng trì trệ hoặc suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, trong khi Hội đồng châu Âu đưa ra nhận định tương tự cho toàn bộ EU.
IMF dự báo Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và có thể kéo toàn cầu rơi vào suy thoái. Các nhà lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua đã cam kết sẽ tập trung hơn nữa cho việc tạo việc làm và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Cơ quan thống kê của EU, Eurostat, vừa cho biết doanh số bán lẻ ở Eurozone trong tháng 12 vừa qua giảm 0,4% so với tháng 11 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12-2008, thời điểm toàn cầu bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Doanh số bán lẻ giảm mạnh trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế hiện là không đủ để tạo việc làm và ổn định thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone đã vọt lên mức cao kỷ lục 10,4% trong tháng 12, còn lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức cao 2,7% tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 1 vừa qua.
Liên quan đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, tại cuộc họp không chính thức cuối tuần qua, các bộ trưởng phụ trách về năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế ở các nước EU đã nhất trí rằng cần phải khai thác tiềm năng tăng trưởng thông qua việc thiết lập một thị trường số chung để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao dịch trên Internet và sử dụng các giải pháp số xuyên biên giới. Theo nhận định, GDP của châu Âu có thể tăng 4% vào năm 2020 nếu các nước khai thác đầy đủ thị trường số chung./.
Cuối tháng 12-2011, ECB đã cung cấp gần 500 tỉ euro (633 tỉ USD) các khoản vay lãi suất thấp 1% trong thời hạn 3 năm cho các ngân hàng ở Eurozone. Nguồn tiền này đã giúp làm giảm sức ép đối với các ngân hàng châu Âu và củng cố niềm tin của các thị trường. Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30-1 vừa qua, 25 trong số 27 nước thành viên EU đã nhất trí thông qua một hiệp ước nhằm đảm bảo những nguyên tắc về thâm hụt ngân sách và nợ công ngặt nghèo hơn. Đây là một bước quan trọng nhằm tăng cường sự hội nhập kinh tế và tài chính cũng như siết chặt vấn đề quản lý ở Eurozone, điều sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc ổn định tình hình tài chính, kiểm soát nợ công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực vẫn chưa đủ để xua tan lo ngại của giới phân tích rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn còn xa mới chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng trì trệ hoặc suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, trong khi Hội đồng châu Âu đưa ra nhận định tương tự cho toàn bộ EU.
IMF dự báo Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và có thể kéo toàn cầu rơi vào suy thoái. Các nhà lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua đã cam kết sẽ tập trung hơn nữa cho việc tạo việc làm và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Cơ quan thống kê của EU, Eurostat, vừa cho biết doanh số bán lẻ ở Eurozone trong tháng 12 vừa qua giảm 0,4% so với tháng 11 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12-2008, thời điểm toàn cầu bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Doanh số bán lẻ giảm mạnh trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế hiện là không đủ để tạo việc làm và ổn định thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone đã vọt lên mức cao kỷ lục 10,4% trong tháng 12, còn lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức cao 2,7% tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 1 vừa qua.
Liên quan đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, tại cuộc họp không chính thức cuối tuần qua, các bộ trưởng phụ trách về năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế ở các nước EU đã nhất trí rằng cần phải khai thác tiềm năng tăng trưởng thông qua việc thiết lập một thị trường số chung để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao dịch trên Internet và sử dụng các giải pháp số xuyên biên giới. Theo nhận định, GDP của châu Âu có thể tăng 4% vào năm 2020 nếu các nước khai thác đầy đủ thị trường số chung./.
Hội nghị Munich họp thảo luận về an ninh châu Âu  (05/02/2012)
Chủ tịch nước dâng hương tại đền Trần Thái Bình  (04/02/2012)
Tổng Bí thư nói chuyện với hội viên Câu lạc bộ Thăng Long  (04/02/2012)
Chủ tịch nước: Chăm lo gìn giữ văn hóa các dân tộc  (04/02/2012)
Hà Tĩnh nâng cao hơn chất lượng xây dựng Đảng  (04/02/2012)
"Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là cốt tử"  (04/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên