Chuyên đề cơ sở số 58 (10-2011)
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
- Thông báo Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 6 đến ngày 10-10-2011, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ ba, thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012; xem xét, quyết định ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thanh Hà - Nếu tập thể lãnh đạo gương mẫu thì việc đơn vị làm theo tấm gương đạo đức của Bác sẽ thành hiện thực
Trong những năm qua, cùng với cả nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Khuyến Lương triển khai học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đạt được những kết quả rõ rệt. Bởi, tập thể lãnh đạo đoàn kết, gương mẫu, thực hành học tập Bác trong mọi mặt công tác để toàn thể đơn vị làm theo.
Tiêu điểm
Trịnh Thùy - Khu công nghiệp, khu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay
Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) của nước ta ra đời và phát triển là kết quả của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). KCN đầu tiên của Việt Nam là Khu chế xuất Tân Thuận được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991. Từ đó đến nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các KCN, KKT ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng như một tất yếu khách quan.
Thanh Bình - Hỗ trợ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trên các địa bàn khó khăn - những vấn đề tiếp tục đặt ra
Nhìn chung, quy mô, tốc độ và chất lượng phát triển của các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn khó khăn thường nhỏ và chậm hơn nhiều so với các nơi khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng đó là do thiếu vốn, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập.
Quán triệt, thực hiện chủ trương, chính sách mới
*** Động lực mới thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 5-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, của Chính phủ, ngày 04-6-2010, về Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngày 16-6-2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 84/2011/TT-BTC, hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có điều kiện phát triển, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Hội thảo khoa học
Phát triển kinh tế biển, đảo gần với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh duyên hải miền Trung
Lời Bộ Biên tập: Hiện nay, biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, một không gian sinh tồn quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của mỗi nước có biển. Từ lâu, và nhất là mấy chục năm nay, chúng ta đã và tiếp tục hướng mạnh ra biển để khai thác các nguồn tài nguyên, nhằm bảo đảm nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm, tăng cường bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh chủ quyền vùng biển, đảo… Xuất phát từ thực tiễn trước tình hình mới, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17-3-2011, của Bộ Chính trị: “Về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”, ngày 23-9-2011, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh duyên hải miền Trung”.
Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu Báo cáo Đề dẫn của PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Tổng thuật Hội thảo và ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà khoa học về phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh duyên hải miền Trung.
*** Báo cáo Đề dẫn
Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17-3-2011, của Bộ Chính trị, từ nhiều tháng nay, Tạp chí Cộng sản đã tiến hành một loạt cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học với các chủ đề khác nhau nhằm góp phần làm sáng tỏ, cụ thể hóa nhiều nội dung cốt lõi và mới được Đảng khẳng định trong các văn kiện Đại hội XI. Mục đích cuộc Hội thảo khoa học này sẽ làm rõ vai trò, vị trí quan trọng vùng duyên hải miền Trung trong phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa X về: “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”.
*** Tổng thuật Hội thảo
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 25 bản tham luận. Các tham luận đề cập khá toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh và thực tiễn phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh một cách phong phú ở vùng duyên hải miền Trung. Những ý kiến tâm huyết, những kiến nghị sắc sảo, những kinh nghiệm hay và cụ thể được trình bày một cách sinh động, càng làm cho vấn đề về phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tạo thế và lực đủ mạnh cùng cả nước tiến ra biển lớn trở nên nóng bỏng, cấp bách.
*** Bờ có mạnh, biển mới yên!
Các tỉnh duyên hải miền Trung sở hữu vùng biển giàu tiềm năng, đồng thời có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Khai phá, biến tiềm năng đó thành hiện thực, để nơi đây trở thành một trục kinh tế biển, đảo phát triển và vững mạnh về quốc phòng, an ninh, là hướng đi của các địa phương trong vùng. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở có cuộc phỏng vấn một số đồng chí lãnh đạo tại địa phương và chuyên gia chung quanh vấn đề trên.
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống công nhân vùng mỏ - ngành Than
Bùi Văn Khích - Phát huy truyền thống vẻ vang , Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nỗ lực phấn đấu, vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân và cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết đánh, thắng rất vững, phải đoàn kết nhất trí, phải có đầy đủ ý thức làm chủ Nhà nước, làm chủ xí nghiệp, vượt mọi khó khăn, nhằm vào một mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc”. Ngành Than Quảng Ninh đã, đang và tiếp tục làm theo lời Người!
*** Đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm vì người lao động và sự phát triển bền vững của ngành Than
Trải qua 15 năm hoạt động, Đảng bộ Than Quảng Ninh không ngừng phát triển toàn diện, góp phần cùng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện, đội ngũ công nhân mỏ ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, tinh thần đoàn kết được nêu cao..., tạo ra sức mạnh tổng hợp phát triển ngành Than. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Tạp chí Cộng sản về một số ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên và người lao động ngành Than ở Quảng Ninh chung quanh vấn đề trên.
*** Vinacomin trên đường đổi mới
Diễn đàn - đối thoại
Lê Phước Thanh - Hiệu quả, kinh nghiệm và giải pháp phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có 6 huyện, thành phố ven biển với chiều dài bờ biển trên 125km, cùng ngư trường rộng lớn trên 40.000km2, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, nhiều loài thuộc loại quý hiếm. Đặc biệt, có quần đảo Cù Lao Chàm với các hệ sinh thái đặc thù như: quần thể san hô và các loài hải sản đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao, là khu bảo tồn biển quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới… tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Nguyễn Xuân Quang - Quảng Bình phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh
Khai thác điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là tài nguyên biển, đảo để phát triển kinh tế - xã hội là thế mạnh của tỉnh Quảng Bình. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa X, về Chiến lược Biển Việt Nam, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị các cấp, Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; nhưng, còn không ít vấn đề đặt ra, cần giải quyết kịp thời, để phát triển đồng bộ kinh tế biển, đảo, vùng ven biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
*** “Phát triển cảng biển tại Quảng Ninh: Để tránh thua ngay trên sân nhà”
Việc phát triển còn thiếu chiến lược dài hạn, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, vướng mắc về chính sách... đang là những rào cản đối với sự phát triển của cảng biển tại Quảng Ninh. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở có cuộc trao đổi với đồng chí Vũ Khắc Từ, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Quảng Ninh chung quanh vấn đề trên.
Điều tra - phóng sự
Đặng Quang Điều - Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
Nhằm giải quyết những bức xúc về nhà ở cho người lao động (NLĐ) trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), cho sinh viên và người thu nhập thấp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP, ngày 20-4-2009, về một số cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho các đối tượng nêu trên. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, vấn đề nhà ở, nhất là nhà ở cho NLĐ tại các KCN, KCX vẫn còn không ít khó khăn.
Gương mặt tiêu biểu, xuất sắc thời kỳ đổi mới
Lê Tuấn - Người gieo tri thức trên vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long để giúp nông dân làm giàu
“Tiến sĩ của nhà nông” là danh hiệu mà bà con nông dân Nam Bộ yêu quý đặt cho
GS, TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền chọn giống, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Những nghiên cứu của chị đã tạo ra các giống lúa chất lượng, đang giữ vai trò chủ lực trong vụ mùa tại Nam Bộ, đồng thời giúp người nông dân thu thêm hàng nghìn tỉ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Kinh nghiệm từ cơ sở
Hiếu Giang - Bảo vệ môi trường khu công nghiệp - thực trạng và giải pháp
Bảo vệ môi trường - một trong những nhân tố bảo đảm phát triển bền vững; đồng thời là mục tiêu, là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng, của cả hệ thống chính trị vì sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của đất nước trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Huy Vũ - Những “điểm sáng” và một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM). Nổi bật là những mô hình khơi dậy sức mạnh toàn dân, sức mạnh cộng đồng cùng “chung tay xây dựng NTM”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được bước đầu, thực tiễn cho thấy việc thực hiện chương trình xây dựng NTM vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cần sớm có giải pháp khắc phục.
Nhìn ra thế giới
Su-văn-thoong thiêng-thếp vông-sa - Tác động của kinh tế thị trường đối với bảo đảm an ninh quốc gia ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã gặt hái được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức, có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, từ việc mở cửa nền kinh tế. Thực tiễn đó đặt ra nhiệm vụ phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo đảm an ninh và sự ổn định của đất nước.
Lê Thế Mẫu - Liên bang Nga khẳng định vị thế cường quốc biển hàng đầu thế giới
Theo giới nghiên cứu và hoạch định ngành kinh tế biển của Liên bang Nga, hoạt động khai thác khoảng không, tài nguyên biển và đại dương là một trong những hướng phát triển chủ yếu của nền văn minh thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba. Nhưng do hoạt động khai thác khoảng không, tài nguyên biển và đại dương là hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, công nghệ cao, nên chính sách của các cường quốc biển và đa số các nước trên thế giới là vừa độc lập, tự chủ, vừa hợp tác để khai thác biển và đại dương thế giới.
Dân số thế giới đạt ngưỡng 7 tỉ người  (31/10/2011)
Đồng chí Lê Hồng Anh làm việc tại tỉnh Ninh Bình  (31/10/2011)
Liên minh châu Âu liệu có vượt qua sóng gió?  (31/10/2011)
Pháp - Việt tăng cường hợp tác giữa các địa phương  (31/10/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay